Cây lưỡi hổ có thực sự là loại cây nên trồng trong nhà?
Cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ, cây hổ thiệt; tên khoa học là Sansevieria trifasciata, một loài của chi Sansevieria. Theo các chuyên gia nghiên cứu thực vật, đây là một trong 10 loại cây nội thất có khả năng hấp thụ độc tố tốt nhất.
Người ta thường hạn chế trồng cây xanh trong phòng ngủ vì vào ban đêm cây thường thải ra khí cac-bo-nic, không tốt cho quá trình hô hấp. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ thì ngược lại, loại cây này có khả năng cung cấp ô-xi cực tốt vào ban đêm, mang lại giấc ngủ sâu, sáng thức giác tỉnh táo và sảng khoải. Để tỏ lòng quan tâm tới sức khỏe của bản thân, gia đình và những người xung quanh, người ta thường chọn cây lưỡi hổ như một món quà ý nghĩa, đặc biệt là những dịp chuyển nhà hay về nhà mới.
Đặc điểm chung của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ thuộc họ mọng nước, không thân. Điều khiến cây lưỡi hổ trở nên đặc biệt chính là bộ lá. Lá cây lưỡi hổ cứng và nhọn, mỗi chiếc lá như từng mũi giáo vươn thẳng lên bầu trời. Ngoài ra, hoa văn trên lá cũng khá bắt mắt. Lá cây có màu xanh, sọc trắng, có loại sọc vàng… Lá không có gân, viền lá lượn sóng nên ta có thể thấy những “mũi giáo” rất mềm mại.
Cây lưỡi hổ là loại cây sống lâu năm, cả bụi cây toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống.
Lá của cây lưỡi hổ nhọn như những mũi giáo đâm thẳng lên trời, có khả năng hóa giải sát khí (Ảnh minh họa: Chohoaviet)
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ trong đời sống thường ngày
Ý nghĩa trong việc chăm sóc sức khỏe
Cây lưỡi hổ là biểu tượng cho sức mạnh cá nhân vì có hình dáng cứng cáp, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, đây chính là loại cây có khả năng hấp thụ mạnh mẽ các chất gây ô nhiễm, các chất gây bên căn bệnh nan y mà y học chưa có thuốc đặc trị - bệnh ung thư. Cây lưỡi hổ còn có tác dụng thanh lọc không khí, cải thiện môi trường sống.
Cây lưỡi hổ là một trong những loài cây có quy luật trao đổi chất ngược với quy luật thông thường, đó là hấp thụ cac-bo-nic và giải phóng khí ô-xy vào ban đêm. Vì vậy, rất nhiều người có sở thích đặt một chậu cây lưỡi hổ trong phòng ngủ.
Không chỉ thế, cây lưỡi hổ còn dùng để chữa bệnh: ho, khản tiếng,viêm họng, chữa viêm tai có mủ…
Cây lưỡi hổ có tác dụng rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe và trang trí nội thất (Ảnh minh họa: Northcliffmelislletimes)
Xem thêm: Nguyên tắc chọn cây trồng chuẩn phong thủy biệt thự để đại cát đại lợi
Ý nghĩa trong lĩnh vực trang trí nội thất
Nhờ có hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt là cây lưỡi hổ có tác dụng cải thiện tâm trạng rất tốt, giảm stress sau những ngày làm việc mệt mỏi. Ngày nay, rất nhiều công ty chọn cây lưỡi hổ là loại cây nội thất lý tưởng để trồng trong văn phòng.
Lưỡi hổ thường được trồng chậu nhỏ xinh để bàn, trồng trong bình thủy tinh trang trí bàn làm việc, bàn học, phòng họp, cửa sổ, nhà ăn, kể cả phòng vệ sinh … vừa hút khí độc vừa đem đến cảm giác an tâm, giảm căng thẳng.
Lưỡi hổ được trồng thành cụm trong chậu sứ, chậu gỗ trưng ở góc phòng, hành lang, sảnh, phòng lớn, lối ra vào, gần thang máy… tô điểm cho không gian vẻ đẹp sang trọng, làm sáng bừng nội thất .
Lưỡi hổ với sức sống mạnh mẽ, dễ phối hợp còn được trồng trang trí không gian ngoại thất: trồng bụi, trồng viền, tiểu cảnh ở sân trường, công viên, nhà máy, sân vườn, cơ quan, công sở… vừa để hút bụi, điều hòa không khí vừa để trang trí.
Cây lưỡi hổ có tác dụng phong thủy rất lớn (Ảnh minh họa: Saigoncanhquan)
Ý nghĩa trong phong thủy
Mang hàm ý trừ tà, cầu chúc may mắn, chúc đối tác thành công, phát tài phát lộc nên cây lưỡi hổ thường được coi là một món quà vô cùng ý nghĩa.
Giống như cái tên, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của loài mãnh thú rừng sâu, tượng trưng cho lưỡi dao bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu tạo cảm giác an lành, xua tan tà khí.
Cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây đều quan niệm rằng, trong phong thủy cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà hóa sát, chống lại âm khí, tà khí, đẩy lùi hung vận, mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
Như vậy, cây lưỡi hổ là một loại cây mang lại sự may mắn, một loại cây có tác dụng thanh lọc không khí, có khả năng giải phóng khí Ô-xy ngay cả vào ban đêm, có công năng trừ tà hóa sát. Một loại cây tốt như vậy, vừa đẹp nhà lại vừa nhiều tác dụng, trưng bày chúng trong nhà, tại sao lại không?
Theo Caydeptrongnha
Xem thêm: Cây cảnh xưa rồi, giờ phải trồng chuối trong nhà mới hợp mốt
LIÊN HỆ THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NHÀ ĐẸP VÀ THIẾT KẾ BIỆT THỰ THEO PHONG THỦY
Tư vấn miễn phí 24/7
Hotline: 098.383.26.46
Email: tuvan.vietas@gmail.com
Web: www.kientrucvietas.com
Công ty CP Kiến trúc và Nội thất VietAS