Cách trồng để xương rồng ra hoa và một số điều thú vị cần biết
Xương rồng là loại cây cảnh trong nhà quen thuộc ai cũng biết nhưng áp dụng kỹ thuật chăm sóc thế nào để nó ra hoa khiến không ít người bị áp lực. Bởi vì họ không hiểu bản chất của xương rồng.
Thực ra, cách trồng để xương rồng ra hoa rất đơn giản. Cùng với đó là một số điều thú vị mà Kiến trúc VietAS chia sẻ ở bài viết này để những bạn có ý định sử dụng cây cảnh nội thất này cho nhà ở chung cư, nhà phố, nhà biệt thự hay văn phòng … có thêm động lực tiếp tục thực hiện đam mê.
Xương rồng là cây cảnh nội thất dễ trồng và chăm sóc
Xương rồng khó chết?
Sai. Nếu nghĩ xương rồng là loại cây vứt đâu cũng sống thì bạn đã nhầm. Có 2 cách đơn giản khiến xương rồng dễ chết gồm: Bị úng nước và bón phân hữu cơ không đúng loại.
Bản thân xương rồng là cây mọng nước hai lá mầm nên để nó phát triển tốt bạn cần lưu ý:
- Trồng xương rồng vào chậu có lỗ thoát nước.
- Không tưới quá nhiều.
- Không sử dụng phân hữu cơ.
Lí do là bởi phân ủ rất tốt cho các loại cây trồng khác. Nó có độ ẩm cao và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để cây phát triển nhưng lại không phải là phần thưởng xứng đáng dành cho xương rồng. Hãy dùng loại phân chuyên cho xương rồng thay vì loại phân này.
Cây xương rồng bát tiên
Chỉ một số loại xương rồng mới có hoa?
Sai. Xương rồng vốn dĩ là họ có hoa. Vì thế, tất cả các loại xương rồng đều nở hoa nếu được chăm sóc đúng cách và phát triển trong điều kiện thuận lợi.
Tuy nhiên, có một số loại dễ ra hoa và hoa ấn tượng hơn hẳn anh em của chúng. Ví dụ như: Xương rồng cầu vồng (Mammillaria), xương rồng Gymnocalycium hay xương rồng Parodia… Bạn nào yêu thích loài cây cảnh xinh xắn, đáng yêu này thì ghi nhớ tên để chọn mua cho đúng loại nhé.
Xương rồng cầu vồng (Mammillaria)
Loại xương rồng nào đẹp nhất?
Xương rồng đỏ, vàng (Moon cactus) là loại xương rồng có phần đỉnh đẹp và nhiều màu sắc nhất, thường là màu đỏ, hồng hoặc vàng. Tuy nhiên hoa của nó không lên màu sặc sỡ quanh năm.
Xương rồng tai thỏ (Polka dot, Opuntia microdasys) có những nhúm lông (gai) màu vàng nổi bật trên nền da màu xanh lá khiến chúng có vẻ đẹp hiện đại và hình khối. Loại này có cả hoa lẫn quả.
Tuy nhiên, loại xương rồng phổ biến nhất, nhỏ xinh, dễ trồng, dễ ra hoa là xương rồng cầu vồng (Mammillaria) hay xương rồng bát tiên.
Quỳnh và thanh long cũng là loài cây thuộc họ xương rồng nhưng thường chỉ nở hoa vào ban đêm.
Xương rồng tai thỏ (Opuntia microdasys)
Quả xương rồng tai thỏ
Bên trong quả xương rồng
Tiếp xúc với xương rồng bằng cách nào?
Những chiếc gai (lông) tua tủa khắp thân từ chân tới đỉnh khiến chúng ta sợ chạm phải xương rồng. Mủ (nhựa) của nó cũng có thể gây ngứa hay bỏng rát nếu tiếp xúc vào da. Tuy nhiên, chỉ cần một đôi găng tay thật dầy hoặc lấy một tờ báo trùm kín là chúng ta có thể dễ dàng cầm chúng. Cẩn thận an toàn cho trẻ nhỏ. Tuyệt đối không nhai, nuốt hoặc để mủ xương rồng rơi vào mắt và các phần cơ thể nhạy cảm.
Xương rồng đỏ
Mọi loại xương rồng đều có gai?
Sai. Không phải tất cả họ xương rồng đều có gai. Chỉ những loại xương rồng sa mạc mới mọc nhiều gai để phù hợp với điều kiện sinh tồn. Một số loại xương rồng sống trong rừng không có gai (lông). Xương rồng trồng làm cảnh trong nhà thì thường nhỏ và số lượng ít. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì nên chọn loại xương rồng không gai để đảm bảo an toàn.
Hoa quỳnh nở ban đêm (Ảnh: Wikipedia)
Xương rồng khế tua tủa gai nhọn hoắt
Tuổi thọ của xương rồng là bao lâu?
Những cây xương rồng sống hoang dã có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm. Xương rồng trồng trong nhà thì được 10 năm hoặc lâu hơn. Nhưng sự thật phũ phàng là xương rồng càng nhiều tuổi thì càng kém sắc. Bởi chúng chỉ có duy nhất một thân hình từ lúc sinh ra cho tới khi chết.
Một loại xương rồng khổng lồ sa mạc
Cách trồng để xương rồng ra hoa
Xương rồng ra hoa hay không phụ thuộc vào khả năng phát triển tự nhiên của nó. Nếu những cây xương rồng của bạn trồng đã được 5 năm trở lên mà vẫn chưa ra hoa thì rất khó.
Vậy làm sao để xương rồng ra hoa?
Cách tốt nhất là để nó phát triển và tăng trưởng theo chu kỳ tự nhiên. Xương rồng ngủ vào mùa đông và thức dậy vào mùa xuân. Dựa vào đặc tính này mà người trồng học cách chăm sóc cho đúng.
Mùa đông: Đặt xương rồng ở nơi có khí hậu khô, lạnh và có ánh sáng; không được đặt ở chỗ tối. Không cần tưới nước.
Mùa xuân: Đặt chậu xương rồng ra những nơi có nắng ấm chan hòa càng nhiều càng tốt và bắt đầu tưới nước.
Xương rồng Gymnocalycium
Một số lưu ý về kỹ thuật chăm sóc cây xương rồng
Đối với xương rồng trồng trong bóng râm hoặc cây nội thất trang trí trong nhà: Không cần tưới nước cho cây, nếu tưới cũng không được tưới nhiều để tránh tình trạng úng rễ.
Đối với xương rồng trồng ngoài trời: Tưới cây mỗi tuần 1 lần hoặc tùy điều kiện thời tiết và mùa màng.
Để cây mau lớn và sinh trưởng tự nhiên: Trồng hoặc đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng, ít nhất mỗi ngày phải được sưởi nắng 6 tiếng đồng hồ trở lên.
Tưới nước: Không nên tưới xương rồng thường xuyên. Nên dùng nước ấm để cây dễ hấp thụ, dùng nước lạnh cây có thể dễ bị sốc nhiệt và khó hấp thụ.
Kết luận
Có thể vì quá quen thuộc nên nhiều người vô tình bỏ qua việc tìm hiểu đặc điểm sinh học và đặc tính sinh trưởng của xương rồng. Hy vọng vài chia sẻ về cách trồng để xương rồng ra hoa và đôi điều thú vị về loài cây thô ráp xù xì nhưng đầy sức hấp dẫn này có ích cho bạn trong việc tuyển chọn loại cây phù hợp để làm đẹp không gian sống.
- Những loài cây cảnh hút khí độc trong phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và phòng tắm vừa đẹp vừa cực dễ trồng
- Những cây cảnh trồng trong nhà theo mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ giúp vượng khí
- 5 loại cây trồng trong nhà làm mát không khí tuyệt vời - cực dễ chăm sóc
- 5 loại cây trồng trong nhà chịu được nắng nóng gay gắt - kể cả bị bỏ mặc
- Nguyên tắc chọn cây trồng chuẩn phong thủy biệt thự để đại cát đại lợi
- Trồng 10 loại cây này trong nhà không còn lo hít khí độc gây ung thư
Các bài viết khác

Quên các loại kia đi, trồng cà rốt cầu vồng mới là xu hướng...

Biệt thự vườn Nhật Bản mang cả thế giới Thiền vào trong thiết kế

Xu hướng thiết kế sân vườn đẹp 2019 cho không gian ngoài trời...

Ý tưởng thiết kế sân vườn biệt thự đẹp theo 4 phương 8 hướng...

10 cách giúp cỏ tự nhiên sân vườn dầy, xanh mướt 'thần kỳ'...
