Những điều kiêng kỵ trong bếp ngày Tết cực hay cho mọi gia đình
Vấn đề những điều kiêng kỵ trong bếp ngày Tết được nhiều người quan tâm khi bước sang năm mới. Kientrucvietas.com sẽ chia sẻ cho bạn những điều kiêng kỵ cơ bản cho gian bếp được nhiều gia đình tin tưởng thực hiện trong thời gian qua.
Kiêng kỵ trong bếp – có kiêng có lành cho gia chủ
Gian bếp xưa nay vốn là nơi vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình. Đây là nơi để mọi người tề tựu quanh mâm cơm hàng ngày. Đồng thời bếp còn là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt buồn vui của các thành viên trong gia đình. Người Việt tin tưởng rằng, vì gian bếp thuộc sự cai quản của thần Bếp, ông Công ông Táo nên mọi chuyện trong gia đình trong một năm sẽ được các ông dâng tấu lên Ngọc Hoàng thượng để vào dịp cuối năm. Vì vậy, đến ngày Tết, đặc biệt ngày cúng ông Công ông Táo gian bếp lại được chăm sóc kỹ lưỡng hơn bao giờ hết để các vị thần sẽ dâng tâu những điều tốt đẹp của gia đình gia chủ cho Ngọc Hoàng hay. Từ đó, Ngọc Hoàng sẽ ban phước đức cho gia chủ trong năm mới sang.
Bếp gia đình là nơi gìn giữ và gắn kết mọi thành viên. (Ảnh: Internet)
Để đạt được những điều hay điều tốt, gia chủ cần kiêng kỵ các điều cơ bản sau:
Về vị trí
Vị trí đặt bếp có ý nghĩa rất lớn đến phong thủy, tài mệnh của gia chủ trong năm mới cũng như trong cuộc sống. Vì vậy gia chủ cần đặc biệt chú ý đến vị trí đặt bếp trong gia đình. Theo các chuyên gia, bếp nên đặt ở vị trí “tọa cát hướng hung”. Tức là đặt ở hướng dữ nhìn về hướng lành. Không nên đặt bếp hướng Nam, hướng Bắc, ngược hướng nhà hoặc ở vị trí giữa nhà… đây là những vị trí hãm tài lộc cũng như sức khỏe của gia chủ và gia đình.
Về không gian
Bếp cần có không gian thoáng đãng không bị bí bách hoặc chặn các đường khí khi luân chuyển. Theo phong thủy điều đó chặn hết tài khí của gia chủ. Nên thay hết đèn sử dụng nếu không gian bếp không được sáng sủa, tối tắm.
Về bố trí bàn thờ ông Công ông Táo
Trong gian bếp ngoài bếp cần chú ý đến bàn thờ ông Công ông Táo. Ông bà đã khẳng định không nên đặt bàn thờ ông Công ông Táo về hướng Bắc. Nếu đặt hướng Bắc là vô tình tạo nên thế xung khắc cho Táo quân gây bất lợi, nhiều điều không hay cho gia chủ.
Kiêng kỵ trong bếp cần được gia chủ coi trọng. (Ảnh: Internet)
Kiêng kỵ trong bếp ngày Tết
Tết đến xuân về, trong gian bếp cũng cần được kiêng kỵ những điều cơ bản ngoài những điều kiêng kị cần có khi tạo dựng gian bếp. Vì bếp là nơi giữ lửa cho cả nhà, nơi gắn kết mọi thành viên trong gia đình nên trong ngày đầu năm, gia chủ không nên chia lửa cho bất cứ ai. Không mang lửa, mồi lửa từ bếp nhà ra cho người khác. Quan niệm dân gian cho rằng việc cho lửa đồng nghĩa với việc chia điều may mắn, hạnh phúc của gia đình cho người khác.
Trong các bữa ăn trong gian bếp ngày đầu năm, cấm tuyệt đối việc vừa ăn vừa khua đũa muỗng, chén dĩa tạo ra âm thanh. Hành động này được cho là kêu gọi ma quỷ vào nhà. Điều không may mắn, xui xẻo thậm chí là phiền phức sẽ đổ ập vào nhà gia chủ.
Đối với những gia đình còn dùng củi trong nấu nướng thì những ngày đầu năm hạn chế chẻ củi, cưa hay bửa củi. Hành động này được cha ông cắt nghĩa là chính tay gia chủ đang cắt đi đường tài lộc của gia đình trong năm mới. Cho nên, gia chủ cần chuẩn bị củi đủ dùng trong bếp trong những ngày đón Tết về.
Cần tránh tối đa gây đỗ vỡ chén bát trong ngày Tết. (Ảnh: Internet)
Vì bếp chứa rất nhiều đồ dùng sành sứ, thủy tinh nên cần cẩn thận khi sử dụng. Dân gian truyền miệng nhau rằng ngày Tết mà làm bể chén bể dĩa là điềm không lành, điềm xấu điềm xui cho gia chủ. Vì vậy, khi nấu nướng hay rửa dọn nên cẩn trọng tối đa tránh trơn trượt đổ vỡ.
Kientrucvietas.com nhận thấy đời sống tinh thần và tín ngưỡng của mỗi người là khác nhau, nhưng từ kinh nghiệm của cha ông truyền lại thì có kiêng ắt có lành. Cho nên những kiêng kỵ trong bếp ngày Tết nếu được thực hiện đầy đủ phần nào sẽ hạn chế bớt những điều không hay đến cho gia chủ. Đồng thời gia chủ và gia sự sẽ gặp được nhiều may mắn tài lộc hơn trong năm mới đến.
Tổng hợp Internet