Lưu ý quan trọng trong xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em

Tháng mười 09,2016 10:52 Sáng

Bạn có biết hơn 50% những tai nạn thương tật của trẻ là xảy ra ngay trong chính ngôi nhà của mình. Vì vậy, để phòng tránh những tai họa vô tình gây hại đến trẻ em thì kientrucvietas.com khuyên bạn nên xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em để tránh rủi ro đáng tiếc.

Thế nào là một ngôi nhà an toàn cho trẻ em?

Ngôi nhà an toàn cho trẻ em là ngôi nhà không có hoặc hạn chế tối đa những hiểm họa từ kiến trúc xây dựng gây nên những tai nạn không đáng có cho trẻ khi trẻ sinh hoạt trong ngôi nhà đó.

Thế nào là một ngôi nhà không an toàn cho trẻ em?

Có rất nhiều yếu tố để khẳng định “một ngôi nhà không an toàn cho trẻ em” là một ngôi nhà như thế nào. Nhưng xét về mặt kiến trúc thì kientrucvietas.com nhấn mạnh rằng ngôi nhà không an toàn cho trẻ em là ngôi nhà có kết cấu không an toàn, thêm vào đó là sự sắp xếp bài trí đồ đạc trong nhà không hợp lý, vô tình hay hữu ý lại gây nên những tại nạn nghiêm trọng đến trẻ em.


Thiết kế lưới an toàn cho căn hộ chung cư (Ảnh: Internet)

Những điểm cần lưu ý khi xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em

Để xây dựng những ngôi nhà an toàn cho trẻ em thì cần dựa trên các tác nhân gây ra tai nạn cho trẻ. Từ các tác nhân này, các chuyên gia cần có những điều chỉnh hợp lý trong khi tiến hành xây dựng để đạt được sự an toàn nhất cho trẻ trong khi sinh hoạt.

Tác nhân bên trong không gian nhà:

Tác nhân gây bỏng: Là tác nhân trẻ thường gặp nhất. Những tai nạn trẻ hay gặp là: thức ăn nóng, phích nước sôi… để trong tầm với của trẻ hoặc nơi trẻ thường chơi đùa, qua lại. Kiến trúc xây dựng cần can thiệp là tổ chức sắp xếp nơi đế các thiết bị nấu ăn bếp lò, bếp ga… an toàn, hợp lý. Các vật dễ gây bỏng, dễ gây cháy nổ cần được che chắn, bảo vệ tốt nhất.

Tác nhân gây điện giật: Hệ thống điện trong nhà là mối nguy hiểm rình rập trẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Hạn chế bằng cách thay đổi thiết kế vị trí lắp đặt các thiết bị điện như ổ cắm để cao hơn so với tầm với của trẻ. Điểm quan trọng là cần đảm bảo hệ thống điện được thiết kế đúng qui cách chuẩn an toàn. Tất cả phải có thiết bị bảo vệ, dây dẫn điện không bị hở, không bị rò rỉ. Các đồ dùng điện cần được thiết kế sắp đặt để chỗ an toàn, không những tránh điện giật mà còn tránh trẻ nhỏ nghịch phá.

Tác nhân gây rách da, chảy máu: Tác nhân này được hạn chế tối đã với việc sắp xếp gọn gàng tránh xa tầm với của trẻ các vật dụng nguy hiểm như mảnh thủy tinh, dao kéo…
Tác nhân gây ngã: thiết kế nhà cần chú ý các bậc thềm cao, các cầu thang không có tay vịn, hay thậm chí là cả gác xép cần có lan can hay rào chắn an toàn. Tránh xây nền nhà mấp mô, hay dùng gạch, ván có tính năng trơn trượt gây nguy hiểm cho trẻ.

Hạn chế tai nạn không đáng có từ cầu thang không được che chắn cẩn thận. (Ảnh: Internet)

Tác nhân gây ngạt, tắc đường thở, ngộ độc: Nên tạo thêm nhiều không gian lưu trữ đồ đạc, đặc biệt là những vật dụng nhỏ, những đồ đạc có tính độc hại nhưng lại có tính năng gây hại khi sử dụng như đồng xu, cúc áo, nút chai, kim băng, cặp tóc, túi nylon, hạt trái cây… Những vật dụng này cần được sắp đặt gọn gàng. Các chất tẩy rửa, thuốc uống cần được thiết kế chỗ để riêng biệt tránh xa tầm mắt của trẻ.

Tác nhân bên ngoài không gian nhà:

Tác nhân gây tai nạn giao thông: Không chỉ nhà chung cư hay căn hộ riêng biệt. Mỗi căn nhà đều có nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn cho trẻ. Vì vậy, mỗi ngôi nhà cần có thiết kế rào, cổng, cửa chắn an toàn nhằm ngăn cách trẻ với đường và các phương tiện giao thông qua lại trước cửa nhà.

Tác nhân gây đuối nước: Nguy cơ thường ở các công trình như hồ cá trang trí, hồ bơi gia đình. Hạn chế bằng cách thêm những thiết kế tiện ích an toàn cho ngôi nhà như làm thêm rào, che chắn an toàn xung quanh, đặt cảnh báo cho trẻ…

Hồ bơi đặt ở vị trí có tầm nhìn rộng, cần được che chắn xung quanh (Ảnh: Internet)

Tác nhân động vật cắn: Tai nạn xuất phát từ những vật nuôi trong gia đình như chó, mèo, các loại gia cầm… vì vậy cần quy hoạch chỗ ở riêng biệt cho các vật nuôi.

Hơn ai hết, các bậc phụ huynh cần có kiến thức cơ bản về xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em để bảo vệ chính con em mình. Điều này góp phần tạo nên không gian sống không những lành mạnh mà còn an toàn cho trẻ. Quý phụ huynh và bạn đọc còn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hay, thiết thực về xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em tại kientrucvietas.com.

Tổng hợp Internet



Các bài viết khác

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu chuẩn bị làm nhà

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu...

Nếu bỏ qua các yếu tố phong thủy trong nhà ở như đúng hướng, đối lưu khí, tạo nhiều góc cạnh, gờ nhọn, bài trí lộn xộn thiếu nguyên tắc, bạn nhất định sẽ hối hận.
Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ qua bài viết này

Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ...

A-Z nội dung giúp chủ đầu tư hiểu đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội như lòng bàn tay - bí kíp chọn mặt gửi vàng để xây nhà hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí.
10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp - Phần 1

10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp -...

10 bước tự thiết kế nhà chuyên nghiệp như một Kiến trúc sư đơn giản hơn bạn nghĩ. Chỉ cần chuẩn bị cho mình 1 chiếc bút, 1 máy tính và 1 tinh thần thật yêu đời.
Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Muốn tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội hiệu quả; đừng sa vào các tiểu tiết. Làm đúng quy trình này bạn sẽ tránh được rắc rối, rủi ro và thiệt hại không cần thiết.
Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất 2023 - bật mí kinh nghiệm chưa chắc bạn biết

Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất 2023 - bật mí...

Cập nhật thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất 2023 và bí mật nhỏ giúp bạn giải đáp câu hỏi xây nhà cấp 4 có phải xin phép xây dựng không dễ như ăn phở.
Các cách gia cố nền đất yếu phổ biến nhất

Các cách gia cố nền đất yếu phổ biến nhất

Có nhiều cách gia cố nền đất yếu tùy vào cơ cấu địa chất, điều kiện địa chất thủy văn và yêu cầu tải trọng của từng công trình mà áp dụng. Dưới đây là các cách phổ biến nhất.

Tư vấn kích thước cột hiên

E đang xây nhà ạ. E muốn nhờ kts tư vấn kích thước 2 cột hiên trước nhà. Nhà e ngang rộng 11.5m sâu 10m ạ Chiều cao của trần và sảnh = nhau là 4m. E tính để chiều rông cột là 40.40. Rất mang đc...

Tư vấn thiết kế nhà gỗ cổ miền Trung

Tư vấn thiết kế nhà gỗ xưa của miền Trung.

Sửa nhà cũ

Tôi muốn tư vấn sử nhà diện tích khoảng 60m2.

Hỏi về chiều cao cột nhà

Xin chào! Hiện tại mình đang xây dựng nhà cấp 4 mái thái ngan 5 x18 .sảnh trước hình vòng cung.cho mình hỏi với diện tích trên thì cột sảnh cao bao nhiêu là vừa? Va chiều cao các cột trong nhà?(...

Tư vấn xây nhà mái thái 2 tầng diện tích đất 10x20m

Chào Kiến trúc sư! Hiện nay em co nhu cầu xây dựng 1 căn nhà ở nên muốn nhờ anh tư vấn một ti về xây dựng nhà ở. Em có manh đất 10x20 m2. Em muốn xây dựng nhà 2 tầng mái thái. Tầng 1: 1...

Cột sảnh mặt tiền

Nhờ kts tư vấn giúp mình về cột sảnh mặt tiền nhà cấp 4 với ạ. Mình đã lên được phương án thiết kế (có ảnh kèm theo) tuy nhiên mình hơi băn khoăn vì: Thứ nhất, nếu nhìn chính diện cột sảnh che mất...