Tuyệt vời! Có 5 loại cây cảnh trong nhà giúp bạn không bị khô da vào mùa đông
Theo một nghiên cứu mới được ủy nhiệm bởi Hiệp hội làm vườn Hoàng gia Anh (Hội làm vườn Luôn Đôn, RHS), chăm sóc da bằng những mỹ phẩm đắt tiền không phải là cách tối ưu giúp bạn tránh phải sở hữu làn da nứt nẻ, bong tróc vào mùa đông.
Theo Tiến sĩ Tijana Blanusa - Chủ tịch RHS, có một số loại cây cảnh trong nhà có thể bù đắp độ ẩm cho da nhờ cơ chế sưởi ấm và biến động nhiệt độ trong suốt những ngày đông lạnh giá. Chính bởi khả năng tự nhiên này, chúng giảm khô không khí trong nhà và làm giảm các triệu chứng khó chịu về làn da khiến nó mềm, mịn hơn.
Một số loại cây cảnh trong nhà có phiến lá to, dầy thường có tỷ lệ bốc hơi nước cao. Những cây nào càng thoát hơi nước nhiều, càng cần nhiều nước hơn để phát triển. Bởi vậy, chúng rất có ích trong việc cung cấp độ ẩm cho không khí, đặc biệt vào mùa đông.
Cây lan ý, cây dây nhện (cây lan mẫu tử), cây đa búp đỏ và cây dừa cảnh ... đều là những loại cây trồng làm mát không khí tuyệt vời nhờ cơ chế bốc hơi nước qua lá kể cả vào mùa đông. Chúng càng lớn nhanh thì lượng nước tiêu thụ càng nhiều và khả năng làm tăng độ ẩm không khí càng cao.
1. Cây lan ý
Cây lan ý, cây hoa huệ hòa bình hay cây bạch môn có tên khoa học là Spathiphyllum, là một chi thực vật thuộc họ Ráy có hoa. Lan ý cao khoảng 50cm, rộng 30cm và có thể phả ra không khí hơn 100ml nước mỗi ngày, tương đương với lượng hơi bốc ra trong một ngày của một tách trà nhỏ.
Không chỉ thải ra môi trường lượng độ ẩm lớn, lan ý còn hấp thụ các chất độc công nghiệp như Acetone (CH₃)₂CO), Benzol/Benzen (C6H6)) và Ammoniac (NH3) ... cả ở bên ngoài và các chất độc ở bên trong nhà giúp môi trường sống trong lành hơn.
Những gia chủ nào vừa cải tạo nhà, sơn nhà hoặc thi công hoàn thiện đồ nội thất thì nên đặt mấy chậu cây lan ý để làm sạch hóa chất và bụi bẩn trước khi dọn về ở.
2. Dây thường xuân, cây thường xuân
Dây thường xuân, cây thường xuân hay cây vạn niên là một chi thực vật màu xanh biếc, dạng leo có hoa với tên khoa học là Hedera helix. Cây thường xuân có nguồn gốc từ châu Âu và Tây Á.
Thường xuân có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các chất gây ô nhiễm không khí do máy tính và các thiết bị điện tử ở văn phòng và nhà ở như Carbon dioxide (Co2), Formaldehyde (CH2O) và kim loại nặng... Vì vậy, nó cực kỳ hữu ích trong việc làm sạch môi trường.
Ngoài ra, thường xuân còn phát triển tốt trên bề mặt dốc cao từ 20 - 30m, sống ở những nơi thiếu ánh sáng, dễ trồng, dễ chăm sóc. Trồng thường xuân cũng là một trong những cách làm mát nhà hướng Tây mùa hè hiệu quả.
3. Cây dây nhện, cây lan mẫu tử
Cỏ mệnh môn, cây dây nhện, lục thảo trổ, cỏ mẫu tử, lan mẫu tử hay cỏ điếu lan là một loài thực vật lọc khí thuộc họ Thùa, chi Lục thảo có nguồn gốc từ châu Phi. Cây dây nhện loại bỏ khí độc CH2O thải ra từ các phương tiện xe cộ và khói thuốc lá. Nó cũng tạo độ ẩm cho không khí rất tốt.
4. Cây đa búp đỏ
Cây đa búp đỏ, đa cao su hay đa dai có nguồn gốc ở châu Á. Đa búp đỏ ưa ẩm và phát triển được nhờ rễ cây lấy nước cung cấp cho thân, búp và lá. Khi nhiệt độ môi trường nóng lên, đa búp đỏ giải phóng hơi nước qua những sợi lông nằm ở phía dưới tán lá để làm mát cơ thể và không gian xung quanh.
Nó thích những nơi có nhiều nắng nhưng nhiệt độ vừa phải, không ưa những nơi có sương giá và lạnh. Vì thế, nếu trồng đa trong nhà thì bạn nên đặt nó ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
5. Cây dừa cảnh, cây cọ cảnh, cây cọ lá tre
Theo nghiên cứu của Cơ quan Hàng Không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), cùng với cây lan ý, cây đa búp đỏ, cây dừa cảnh... cũng là một trong những loài cây cảnh hút khí độc có khả năng thanh lọc không khí cực tốt nhờ hấp thụ khí CO2 và nhả khí Oxy (O2) ra môi trường. Lá dừa cảnh càng to thì lượng Oxy nhả ra không khí càng nhiều.
Tuy nhiên, lá dừa cảnh chỉ phát triển đến một độ nhất định rồi không lớn nữa nên muốn giữ độ ẩm lâu chúng ta nên tưới cây ở dạng phun sương.
Kết luận
Khi thiết kế nội thất nhà ở bạn nên lưu ý: Những loại cây cảnh trong nhà làm tăng độ ẩm kể trên rất có ích trong việc giúp làn da khô ráp của chúng ta dễ chịu hơn vào mùa đông. Tuy nhiên, bạn cần đặt chúng ở nơi có ánh nắng mặt trời; nếu không thì nhà phải đủ nhiệt độ để làm ấm hoặc có thiết bị sưởi ấm để việc thoát hơi nước của chúng đạt hiệu quả tối đa.
Đối với những căn nhà dễ bị gió lùa hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên thì cân nhắc có nên trồng hay không. Bởi việc thoát hơi nước ra môi trường có thể làm mùa đông gia đình bạn thêm buốt giá hơn.
Theo Countryliving/Wikipedia