3 yếu tố còn cần thiết cho không gian biệt thự hơn cả cái đẹp
Mọi biện pháp phong thủy để chiêu tài, chiêu lộc và trang trí nội thất sẽ vô ích nếu thiết kế không gian biệt thự bỏ qua một số yếu tố khoa học cơ bản nhằm bảo vệ sức khỏe con người.
Khi nói tới ánh sáng tự nhiên, sự lưu thông gió và nhiệt độ, độ ẩm chắc sẽ có người nói rằng: Mấy vấn đề đó ai mà chẳng biết. Thế nhưng, khi được hỏi liệu có dám khẳng định mình đã hiểu tường tận và thiết kế đúng tiêu chuẩn để mang lại môi trường sống tốt lành cho gia đình mình không, chưa chắc chúng ta tự tin trả lời là ‘Có’.
Vì sao lại như thế? Mời bạn cùng Kiến trúc VietAS cùng tìm hiểu nhé.
1. Ánh sáng mặt trời phải đầy đủ
Cơ thể các sinh vật nói chung và cơ thể người nói riêng muốn sống khỏe mạnh thì phải lấy chất dinh dưỡng ở bên ngoài để nuôi các cơ quan bên trong. Khi nhận được ‘thức ăn’, chúng thực hiện quá trình trao đổi chất và chuyển hóa để duy trì ‘bộ máy hoạt động’. Như vậy, ‘cái bên trong’ phải phụ thuộc vào ‘cái bên ngoài’. Không gian biệt thự và nhà ở cũng như vậy.
Môi trường bên ngoài có cát lành thì không gian bên trong nhà mới tốt đẹp. Và người sống ở trong mới có sức khỏe dẻo dai, tinh thần hưng phấn, tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc để tạo ra của cải vật chất.
Ngược lại, nếu khung cảnh bên ngoài không thuận lợi thì dù bên trong có bố trí đồ đạc như thế nào cũng chưa chắc thuận lợi cho sự phát triển của con người. Bởi vì, những nơi như vậy không phù hợp để sinh sống. Và một trong những nhân vật quan trọng nhất của ‘cái bên ngoài’ đó chính là ánh sáng mặt trời.
Theo Kiến trúc sư Hồ Hữu Trinh, khi thiết kế biệt thự hay nhà ở, ngoài việc xem xét bố cục bên trong (thiết kế nội thất), bố cục bên ngoài (thiết kế ngoại thất) thì nhất định phải coi trọng cả môi trường sống ở xung quanh biệt thự hay nhà ở. Ba yếu tố này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời.
Để làm được điều ấy, các nhà thiết kế luôn cân nhắc biệt thự phải hướng ra hướng có ánh nắng mặt trời chiếu vào để cung cấp ánh sáng, nhiệt độ thích hợp giúp nhà ở luôn sáng sủa, khô ráo, diệt trừ ẩm mốc, vi khuẩn và các mầm mống gây bệnh tật.
Điều này phù hợp với nguyên tắc cơ bản trong phong thủy nhà ở mà “100 câu hỏi – đáp về phong thủy nhà ở hiện đại” đã nêu: Nhà ở phải hướng ra hướng có ánh nắng, nhất định không được xây nhà quay lưng lại với mặt trời. Ánh nắng cung cấp nguồn dương khí dồi dào giúp không gian nhà ở luôn ấm cúng, thân thiện.
Theo đó, đánh giá về sự ảnh hưởng của phong thủy đối với con người, người xưa cho rằng: “Nơi dương khí vượng sản sinh ra con người anh hùng hào kiệt, nơi dương khí hài hoà sản sinh ra con người văn phong nho nhã. Ngược lại, nơi dương khí không tốt sẽ tạo ra con người nhỏ nhen, xảo quyệt, dâm ô, thác loạn...”
Hướng biệt thự phải hướng vế phía mặt trời
Không gian phòng ốc phải có ánh dương chiếu rọi
2. Không khí phải được lưu thông
Không khí ở trong nhà giống như dòng máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Khác nhau ở chỗ, hệ thống mạch máu được tạo hóa sẵn sinh ra, rất khoa học và bài bản; còn hệ thống lưu thông khí trong nhà thì chúng ta phải tự thiết kế lấy.
Nếu mạch máu bị tắc nghẽn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của con người; thì không khí trong nhà bị cản trở cũng tạo ra những hệ lụy xấu không kém nếu sinh sống trong môi trường đó lâu dài. Bởi vậy, thiết kế biệt thự và nhà ở chính là bố trí không gian phòng ốc sao cho khoa học.
Khí phải được lưu thông cân bằng giữa các phòng, từ cửa chính đến phòng ngủ, phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc, nhà bếp, nhà vệ sinh…, không khí đều phải được lưu chuyển một cách dễ dàng nhất.
Trong đó, cửa chính và các cửa sổ là ‘mũi’ và ‘miệng’ của mỗi phòng. Chúng có tác dụng dẫn mở khí giữa bên ngoài và bên trong. Không khí đi qua cửa ra vào, cửa sổ, tường ngăn, bình phong, vách dựng, đồ nội thất và các đồ đạc khác đều có ảnh hưởng nhất định đến mỗi không gian. Từ đó người sống trong nhà mới hít thở được khí dưỡng và khoẻ mạnh cân bằng. Loại khí này không được quá mạnh cũng không được quá yếu mà nên có sự hài hoà, ổn định.
Thiết kế hệ thống lưu thông gió và lấy ánh sáng quan trọng hơn bất cứ điều gì
3. Nhiệt độ và độ ẩm
Khi không gian biệt thự được cung cấp đầy đủ ánh sáng mặt trời và không khí lưu thông tốt sẽ giúp cân bằng độ ẩm và nhiệt độ. Khi nhiệt độ và độ ẩm hợp lý vừa cho sức khỏe cường tráng, dồi dào mà sắc đẹp và thần thái cũng cải thiện nhờ có giấc ngủ sâu khiến da, tóc tràn đầy sức sống, con người lúc nào cũng tươi mới, rạng rỡ.
- Nhiệt độ trong nhà thích hợp vào mùa hè khoảng 21-32 độ C, lý tưởng nhất là 24-26 độc C.
- Nhiệt độ trong nhà lý tưởng nhất vào mùa đông là 19-24 độ C.
- Độ ẩm trong nhà lý tưởng nhất khoảng 30-65%
Hiện nay, trái đất ngày càng nóng dần lên nên nhiệt độ phòng cũng phải tăng theo. Do đó, tùy từng khu vực trong nhà mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp để không quá ẩm ướt, cũng không quá khô.
Ví dụ, phòng ngủ nên để nhiệt độ cao hơn phòng ăn, phòng ăn nên để nhiệt độ cao hơn nhà bếp. Bởi bếp thường xuyên nấu nướng nên cần duy trì nhiệt độ ở mức 20 độ C để cân bằng.
Nếu nhiệt độ và độ ẩm không hợp lý sẽ sinh ra nhiều bệnh lí khác nhau cho con người. Chẳng hạn, độ ẩm cao làm cơ thể giải phóng nhiệt lượng, dẫn đến thân nhiệt giảm, hoạt động của hệ thần kinh và các hệ thống khác cũng bị giảm theo. Hay nếu sống lâu trong môi trường lạnh lẽo, ẩm thấp sẽ khiến cơ thể mắc các bệnh về hô hấp, xương khớp như: Cảm mạo, phong hàn, thấp khớp, viêm phổi, viêm phế quản…
Không gian nhà bếp thông thoáng, sạch sẽ và ấm cúng
Kết luận
Thiết kế biệt thự đẹp thôi không đủ mà phải đảm bảo các yếu tố tự nhiên, ánh sáng, gió, không khí, nhiệt độ, độ ẩm hợp lý, hài hòa. Căn nhà có thể không bắt mắt nhưng nhất định phải có môi trường ấm áp, trong lành, thuận theo tự nhiên. Đó là lí do vì sao Kiến trúc VietAS nói 3 yếu tố trên giúp không gian biệt thự vượt ra khỏi tiêu chuẩn của cái đẹp.
Tham khảo: 100 câu hỏi – đáp về phong thủy nhà ở hiện đại
- Biệt thự phố 3 tầng phong cách tân cổ điển 6x15m ở Hải Phòng
- Chuẩn thiết kế biệt thự nhà vườn kiểu Mỹ phong cách địa Trung Hải Florida BT8309