15 bí quyết giúp bạn xây nhà tiết kiệm nhất
Để xây dựng căn nhà như ý muốn mà không tốn quá nhiều chi phí quả là câu hỏi nan giải nhưng bạn có thể sẽ bớt lo âu về vấn đề tiền nong khi bỏ túi cho mình một số tuyệt chiêu. Kientrucvietas.com hiểu được nỗi lo ấy và xin giới thiệu đến quý vị 15 bí quyết giúp bạn xây nhà tiết kiệm nhất. Tham khảo qua nhé!
Mở đầu danh sách 15 bí quyết giúp bạn xây nhà tiết kiệm nhất, bạn cần đề ra kế hoạch càng chi tiết càng tốt.
1. Đầu tư móng nhà
Nên đầu tư móng nhà vì sẽ có khá nhiều nhu cầu phát sinh về sau, cụ thể là xây thêm phòng hoặc lên tầng thì bạn không còn cần phải tốn công sức làm lại móng mới. Số tiền làm móng chỉ chiếm 3/10 tổng tiền xây toàn bộ căn nhà.
Đầu tư móng nhà từ ban đầu không bao giờ thừa thải, nhất là khi có nhu cầu xây thêm tầng (Ảnh 1)
2. Tham khảo chi phí mới nhất
Nhằm đưa ra số tiền phải trả sát giá nhất, ta nên tham khảo chi phí các căn mới xây ở gần khu vực bạn ở, ước lượng giá cả xây dựng trên một m2, giá vật liệu xây dựng và công thợ. Giả sử năm ngoái xây nhà hết 1 triệu/m2, năm nay sẽ mất 1,05 triệu đồng bởi giá vật liệu xây dựng và nhân công đắt thêm 5%.
3. Cân đối chi phí cho từng loại công năng
Khi đổ vào 80 triệu xây nhà thì bạn xây được khoảng 75m2 và 8/10 diện tích cho phòng ốc, phần còn lại để cho lối đi hay khu vệ sinh. Nếu bạn muốn xây từ 4-5 phòng (phòng khách, phòng ngủ, gian bếp) thì chi phí khoảng 12-15 m2/ phòng.
4. Xác định khối lượng xây theo điều kiện thực tế
Cần cân nhắc giữa nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình và kinh tế tài chính sẵn có để đưa ra quyết định sáng suốt xây nhà to, vừa hay nhỏ. Nếu có 4 thành viên thì chỉ 2-3 phòng ngủ, 1 gian bếp, 1 phòng khách là đã đủ và ấm cúng. Nếu sống chung với người lớn tuổi thì ta cần thêm 1 hoặc 2 phòng. Ông bà cũng có thể sống cùng cháu nhỏ nếu có thể. Đợi khi cháu lớn lên thì sẽ xây buồng riêng vì khi đó ta có thêm tiền trong quỹ tài chính.
Phong cách thiết kế cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xây nhà, tuy nhiên nếu không có khả năng mướn nhà thiết kế riêng thì các mẫu thiết kế có sẵn là lựa chọn hàng đầu và tối ưu hơn cả, chỉ cần thay đổi nó cho phù hợp với hoàn cảnh, khu vực nhà mình là đã thành công bước đầu.
5. Phong cách kiến trúc và nội thất đơn giản
Đừng quá phô trương trong phong cách trang trí, chỉ cần đơn giản, dễ nhìn. Lý do nằm ở công thợ trong khâu trang trí gờ phào hay làm hoa văn sẽ đắt hơn tiền công xây nhà khá nhiều, vì vậy nên tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Ngôi nhà đẹp không phụ thuộc vào số lượng chi tiết hoa văn mà dựa vào mức độ hài hòa của tổng thể các bộ phận. Ví dụ bạn có chiều ngang căn nhà tầm 3m, nhưng lại lên tầng cao đến 4-5 m thì không đẹp bằng tầng cao vừa phải, tầm 3,3-3,6m. Xây ban công dài khắp mặt nhà hoặc nhô xa hơn 1,2 m cũng không mang lại tính thẩm mỹ cao.
Đơn giản, tiết chế chi tiết sẽ tạo nét đẹp riêng cho tổ ấm của bạn (Ảnh 2)
6. Làm cửa cân đối với diện tích
Diện tích phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp khoảng 12-15 m2, các cửa sổ hay cửa ra vào có kích cỡ vừa phải, cửa to sẽ gây khỏ khăn khi kê đồ đạc.
7. Sử dụng gạch không nung
Sử dụng gạch không nung (gạch silicat, gạch bê tông nhẹ, đá vôi, đá ong) để bảo vệ môi trường.
8. Chọn vật liệu phù hợp
Lối đi và phần gạch lót sân nên để đất vì đất hút nước mưa, giảm nhiệt vào mùa nắng. Bậc thang thì sử dụng loại granito nhà máy hay gia chủ có thể cho phép thợ thi công tại chỗ để lựa chọn được màu và mẫu ưa thích.
9. Xây bể phốt và hầm bio-gas
Xây bể phốt và hầm bio-gas nhằm mục đích tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt trong nấu ăn.
10. Trang bị 2 loại bể nước
Cần trang bị 2 loại bể nước: bể cấp nước trên mái nhà và bể chứa nước mưa ở vị trí thấp. Tránh sử dụng nguồn nước giếng khoan nhằm bảo vệ mực nước ngầm và tránh được sụt lún. Nước dùng trong nấu ăn thì dùng loại khí đốt bằng gas hoặc dùng máy nước nóng năng lượng mặt trời.
11. Tận dụng nguồn nước tự nhiên
Xem xét lợp ngói có độ dốc để tránh nắng nóng và thoát nước mưa. Đồng thời lắp đặt các máng thu nước mưa để có thể tận dụng nguồn nước tự nhiên.
12. Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Sử dụng hiệu quả ánh sáng tự nhiên, gió trời đối khi xây phòng ngủ, gian bếp.
Nếu không có thuận lợi đất đai rộng rãi thì phía cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh có thể kém sáng hơn vẫn không là vấn đề to tát.
Ảnh nắng mặt trời rọi vào gian bếp giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả (Ảnh 3)
13. Trần nhà nên cao từ 3,3m trở lên
Để đảm bảo thông thoáng và tiết kiệm vật liệu xây dựng thì tầng nhà nên có chiều cao dao động từ 3,3-4,5m.
14. Đưa dây điện vào trong ống gen
Đưa dây điện vào trong ống gen để tiện sửa chữa nếu gặp trục trặc về sau và sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện năng trong việc chiếu sáng.
15. Khoan hãy mua sắm nội thất
Nội thất trang trí xưa nay luôn là mối chi tiêu không thể kiểm soát sít sao bởi chúng phụ thuộc nhiều vào giá cả và sở thích của người tiêu dùng. Tuy nhiên chúng ta không cần quá gấp gáp mua chúng về ngay lúc đầu nhằm tránh dùng quá nhiều tiền.
Kientrucvietas.com hy vọng với 15 bí quyết giúp bạn xây nhà tiết kiệm nhất trên đây sẽ hỗ trợ bạn đưa ra cho mình phương án tối ưu. Hãy lựa chọn sáng suốt để có những phút giây bình yên bên người thân trong ngôi nhà mơ ước nhé các bạn!
Theo Yume