10 công trình kiến trúc Roma nổi tiếng nhất
Từng là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới, người La Mã đã để lại cho hậu thế một kho tàng di sản quý giá thuộc nhiều lĩnh vực. Riêng với ngành kiến trúc, nhiều công trình La Mã cổ đại cho đến nay vẫn giữ nguyên các giá trị vật chất và tinh thần, truyền cảm hứng sáng tạo cũng như có sức ảnh hưởng không nhỏ cho những thiết kế hiện đại. Hãy cùng Kientrucvietas.com điểm lại 10 công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Roman nhé!
Đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã được chỉ định xây dựng bởi hoàng đế Vespasianus nhưng con trai ông – vua Titus mới là người hoàn thiện công trình này. Đây là nơi diễn ra những trận quyết đấu sinh tử giữa các chiến binh với nhau hoặc giữa chiến binh với dã thú nhằm mục đích “mua vui” cho mọi người.
Đấu trường La Mã (Ảnh: SungRae_Kim: P.A.B)
Đền Parthenon, Ý
Đền Parthenon được mệnh danh là “ngôi đền của mọi vị thần” với lối kiến trúc cổ điển, thiết kế theo thức cột Corithian cùng một mái vòm lớn (đường kính đúng bằng chiều cao của đền). Đây cũng chính là mái vòm lớn nhất được xây dựng trên thế giới tính đến nay.
Đền Parthenon (Ảnh: P.A.B)
Được xây dựng trên một không gian thoáng rộng ở ngay trung tâm thành Rome, quảng trường La Mã là nơi người dân và chính quyền thảo luận và giải quyết các vấn đề chính trị xã hội. Bao quanh quảng trường còn có rất nhiều di tích lịch sử khác như đền, chùa, vì thế mà ngày nay, khu vực này trở thành một trong những điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch.
Quảng trường La Mã (Ảnh: P.A.B)
Vương cung thánh đường Phêrô, Ý
Lấy cảm hứng từ kiến trúc Roman cổ đại, thành đường Phêrô được biết đến là một trong những công trình nổi tiếng nhất tại thành Rome. Hoàng đế Constantine là người đã hạ lệnh xây dựng công trình vĩ đại này từ năm 1506.
Thánh đường Phero (Ảnh: P.A.B)
Thành cổ Pompeii, Ý
Là một thành cổ ở miền Tây Nam nước Ý, Pompeii nổi tiếng với lối kiến trúc Roman đặc trưng trên diện tích khoảng 1.8 km2. Đáng tiếc là sau vụ hoạt động của núi lửa Vesuvius, toàn bộ thành ổ đã bị chôn vùi và đến nay cũng chỉ có 3/5 diện tích của Pompeii được khai quật.
Thành cổ Pompeii (Ảnh: P.A.B)
Đền Baalbek, Li-băng
Nằm ở Đông Bắc Li-băng, đền Baalbek cũng là một biểu tượng điển hình cho kiến trúc Roman cổ đại. Đền được xây dựng để thờ 3 vị thần là thần Jupiter, thần Venus và thần rượu nho Bacchus. Năm 1884, công trình này được UNESCO cong nhận là di sản văn hóa thế giới.
Đền Baalbek (Ảnh: Internet)
Cầu Pont du Gard, Pháp
Là cây cầu dẫn nước bắc ngang sông Gardon (miền Nam nước Pháp), cây cầu Pont du Gard là minh chứng tiêu tiêu biểu cho sự tài hoa của các kiến trúc sư La Mã cổ đại. Đến nay, dù không còn được sử dụng với mục đích chuyên chở nước vào thành phố, nhưng cầu Pont du Gard với những giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc, đã trở thành một điểm du lịch thu hút được đông đảo khách tham quan.
Cầu Pont du Gard (Ảnh: P.A.B)
Cầu Pont du Gard khi giáng chiều buông (Ảnh: P.A.B)
Cầu Pont du Gard lung linh khi đêm xuống (Ảnh: P.A.B)
Nhà hát El Djem, Tunisia
Được đánh giá là công trình lớn thứ 3 của đế chế La Mã, nhà hát El Djem có sức chứa lên đến 35.000 người. Mặt tiền của nhà hát có thiết kế khá giống với đấu trường La Mã đã nhắc đến ở trên.
Nhà hát El Djem (Ảnh: Internet)
Cung điện Diocletian, Croatia
Nằm tại trung tâm thành cổ Split, cung điện Diocletian được hoàng đế La Mã cho xây dựng với cấu trúc vững chãi, kiên cố như một thành trì. Đến nay, cung điện và nhiều khu vực lân cận đều trở thành một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch.
Đấu trường Verona, Ý
Verona là đấu trường La Mã được bảo toàn nguyên vẹn nhất cho đến ngày nay. Đây từng là nơi diễn ra các cuộc thi đấu thể thao của đế quốc La Mã trong suốt chiều dài lịch sử. Ngày nay, Verona vẫn được sử dụng để tổ chức các lễ hội, buổi hòa nhạc hay các sự kiện quan trọng, ngoài ra nó cũng mở cửa để đón du khách tới tham quan.
Đấu trường Verona (Ảnh: P.A.B)
Có thể thấy kiến trúc Roman không chỉ tồn tại ở những nơi người La Mã cổ đại đã sinh sống, mà nó còn lan rộng sang nhiều khu vực khác, truyền cảm hứng và lưu lại dấu ấn trên biết bao công trình khắp thế giới. Với những đường nét, kiến trúc đặc trưng, kiến trúc Roman đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngành kiến trúc ngay từ thời cổ đại, đồng thời là tiền đề cho sự phát triển của kiến trúc thời hiện đại.
Theo Housely