Tìm hiểu về kiến trúc cổ điển Pháp

Tháng tám 26,2016 10:27 Sáng

Kiến trúc cổ điển Pháp (kiến trúc Hoàng Gia Pháp) không chỉ ảnh hướng lớn đến kiến trúc châu Âu mà còn cả ở châu Á và Việt Nam. Nó đại diện cho sức mạnh, quyền lực, sự giàu có, xa hoa, đài các của người sở hữu.

Để hiểu rõ hơn về phong cách kiến trúc tuyệt vời này, chúng ta cùng tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc tinh xảo dưới các triều Vua Louis của Pháp ở thế kỷ 17 - 18.


Nhà hát Opera Paris (Ảnh: Wikipedia.org)


Chủ nghĩa Cổ điển Pháp" là gì?

"Chủ nghĩa Cổ điển Pháp" là danh từ chỉ trào lưu kiến trúc Pháp từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII. Thời bấy giờ, dưới các triều Vua Louis XIII, Louis XIV và Louis XV, nghệ thuật được phát triển mạnh mẽ và được sử dụng để phục vụ nhà Vua.

Chủ nghĩa Cổ điển Pháp ra đi trong bối cảnh lịch sử của nền chuyên chế quân chủ và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Pháp. Nước Pháp bấy giờ trở thành trung tâm văn hóa của châu Âu. Và cung đình Pháp trở thành trung tâm xã giao của tầng lớp thượng lưu trong xã hội và cũng là trung tâm của các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa trong cả nước.

Nghệ thuật kiến trúc Cổ điển Pháp là gì?

Quan điểm kiến trúc chính thống bấy giờ chủ trưởng là "thuần nghệ thuật". Nhiệm vụ của Kiến trúc sư là tổ hợp và cơ sở của tổ hợp là thức cột. Lý luận sáng tác của thời kỳ này khá hoàn chỉnh. Ngôn ngữ kiến trúc đã giàu có thêm do chú ý đến hình khối đơn giản và lập thể, biết nhấn mạnh cấu trúc nhịp điệu và màu sắc; tuy rằng còn bị hạn chế và quá nhấn mạnh quy luật tổ hợp, không thừa nhận cái đẹp tự nhiên.

Phần tinh túy nhất của nghệ thuật kiến trúc của chủ nghĩa Cổ điển Pháp là nghệ thuật hoa viênnghệ thuật cung điện.

Nghệ thuật hoa viên Pháp đạt đến đỉnh cao vào giữa thế kỷ XVII, dưới thời Louis XIV, với sự đóng góp chủ yếu của Le Notre (1613-1700). Những vườn hoa bấy giờ rộng hàng chục héc ta, gọi là "vườn rừng kiểu Le Notre" hay kiểu chủ nghĩa Cổ điển.

Những khu vườn này được quy hoạch theo hình dáng hình học rõ ràng, có trục chính và trục phụ, có các hình thức kiến trúc nhỏ; cây cối được cắt xén công phu, cỏ trồng thành từng mảng lớn được bố cục hoa văn ngay ngắn và trật tự.

Tất cả những đặc điểm trên đều thể hiện quan điểm nghệ thuật lấy tổ hợp và lý số làm cơ sở của chủ nghĩa cổ điển Pháp.

Tinh hoa của Kiến trúc cổ điển Pháp

Hai công trình tiêu biểu về mặt cung điện của chủ nghĩa cổ điển Pháp là Điện LouvreĐiện Versailles.

Điện Louvre

Ở Điện Louvre, quy luật tổ hợp đã được tập trung vào mặt đứng của công trình, hình thành một kiểu mặt đứng mẫu mực của kiến trúc Cổ điển chủ nghĩa: Mặt đứng nhà có phân vị ngang, từ dưới lên trên chia làm 3 phần và phân vị dọc chia làm 5 đoạn.

  • Phân vị ngang 3 phần gồm: Phần thứ nhất là tầng 1 có tạo hình vững chắc, phần giữa thông suốt 2 tầng là hành lang cột kép và phần thứ 3 trên cùng là diềm mái. Tỷ lệ các phần là 2:3:1 tương ứng với các diện đặc - rỗng - đặc.
  • Phân vị dọc có 5 đoạn gồm 5 phần với các khối: đặc - rỗng - đặc - rỗng - đặc. Qua cách chia như vậy, công trình có phần chính phần phụ rõ ràng, đơn giản và nghiêm túc.

Kim tự tháp Louvre nằm giữa trung tâm Điện Louvre nay là bảo tàng Louvre (Ảnh: Wikipedia.org)

Điện Versailles

Điện Versailles - một kiệt tác khác, là cung điện lớn nhất châu Âu, có kiến trúc phức tạp, khối tích đồ sộ dài tới 550m; là di tích lịch sử lớn nhất thời kỳ quân quyền tuyệt đối, là kết tinh của sự tiến bộ về kinh tế và kỹ thuật của nước Pháp đương thời.

Phong cách kiến trúc của Điện Versailles nghiêm chỉnh, có tổ chức, có kỷ luật, nhằm ca ngợi chế độ quân chủ "vĩnh hằng" theo ý muốn của nhà Vua. Giải pháp quy hoạch rất mới mẻ của quảng trường và 3 con đường hội tụ ở phía trước cung điện cũng để nhấn mạnh rằng: cả Paris hướng về Varsailles, tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của triều đình.

Kiến trúc bên ngoài Cung điện Varsailles (Ảnh: Pixabay)

Nội thất Cung điện Varsailles (Ảnh: Pixabay)

Trong Điện Versailles còn có 1 công trình nữa rất đáng chú ý là Phòng Gương có kích thước 73x9,7m, cao 13,1m: bên trong có 17 cửa vòm đối diện với 17 tấm gương lướn, tường ốp bằng đá cẩm thạch trắng, cột xây bằng đá cẩm thạch xanh. Đó là ví dụ điển hình của phong cách Rococo, ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVIII, tuy có hơi lạm dụng trang sức nhưng tinh xảo.

-Theo Bachkhoatrithuc-

Nếu muốn thiết kế nhà ở, thiết kế biệt thự, xây dựng biệt thự theo phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, Quý vị vui lòng liên hệ với Chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7.

Hotline: 0983832646

Email: tuvan.vietas@gmail.com

Web: www.kientrucvietas.com



Các bài viết khác

Khu biệt thự cổ điển Pháp cổ kính tại xứ sở ngàn hoa

Khu biệt thự cổ điển Pháp cổ kính tại xứ sở ngàn hoa

Những ngôi biệt thự   kiến trúc cổ điển Pháp đậm chất thơ và nhạc giữa bao la thông rừng và ngàn hoa rực rỡ  tạo thành nét duyên riêng của thành phố cao nguyê n .
Lịch sử kiến trúc của nước Pháp

Lịch sử kiến trúc của nước Pháp

Kiến trúc nước Pháp tượng trưng cho lối kiến trúc châu Âu và bị chịu ảnh hưởng khá nhiều từ phong cách của kiến trúc La Mã và Hy Lạp cổ đại.
Kiến trúc độc đáo của lâu đài Vaux le Vicomte huyền thoại

Kiến trúc độc đáo của lâu đài Vaux le Vicomte huyền thoại

Vaux-le-Vicomte là một lâu đài Pháp mang phong cách kiến trúc baroque của thế kỷ thứ 17 với những đại cảnh xa hoa, tráng lệ về triều đại Louis XIV .
Khám phá những lợi ích của thiết kế biệt thự Pháp cổ

Khám phá những lợi ích của thiết kế biệt thự Pháp cổ

Những ngôi nhà kiểu Pháp cổ kính, sang trọng với lối thiết kế thông thoáng, mát mẻ tự nhiên, giảm năng lượng lại càng được ưa chuộng.
Đắm say ngôi làng Pháp cổ kính trên đỉnh Bà Nà

Đắm say ngôi làng Pháp cổ kính trên đỉnh Bà Nà

Bà Nà hills là nơi tọa lạc của một ngôi làng Pháp với những kiến trúc được thiết kế theo phong cách thời trung cổ vô cùng độc đáo và lộng lẫy.
Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn từ xưa đến nay

Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn từ xưa đến nay

Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn tồn tại như một vết son của quá khứ, một khoảng lặng nhẹ nhàng cho cuộc sống hiện đại.