Nhà ống Việt Nam – nét đẹp bình dị kiến trúc truyền thống
Nhà ống Việt Nam được kientrucvietas.com đánh giá là kiến trúc truyền thống gần gũi và thân thuộc. Thật dễ dàng để có thể tìm thấy một ngôi nhà ống ở bất cứ nơi đâu trên toàn lãnh thổ nước Việt. Lối kiến trúc ấy theo từng miền mà có những chỉnh sửa cho hợp lý hơn mà thôi.
Nhà ống Việt Nam - nét truyền thống
Nhà ống còn có tên gọi là nhà hình ống. Những ngôi nhà này có hình dáng dài, hẹp. Nó là hình ảnh tượng trưng cho bản sắc văn hóa của người Việt.
Những tư liệu còn ghi chép lại rằng nhà ống được xây theo kiểu cổ, thường nhà nào cũng có khoảng sân rộng phía trước. Mỗi ngôi nhà đều có mái ngói chìa dài ra cả vỉa hè. Chính vì vậy mà đã tạo nên một không gian liên kết giữa nhà và phố trước mặt nhà. Chỗ hiên này là để tránh nắng, trú mưa hắt vào nhà.
Khoảng sân phía trước của nhà ống được sắp đặt để dựng chỗ nấu ăn. Mục đích chính là để nấu ăn thì khói bốc lên sẽ thoát đi ngay được. Khoảng sân khá rộng nên giúp không khí lưu thông tốt. Nó là lá phổi của một ngôi nhà ống thời bấy giờ.
Nhà ống Việt Nam – kiến trúc gần gũi thân thuộc. (Ảnh: Internet)
Trong nhà thì chỉ có mỗi buồng ngủ với chiếc giường được kê ngay chính giữa, hầu như chiếm toàn bộ diện tích của buồng. Nơi đây, với nhiều gia đình là chỗ nghỉ ngơi, nhưng cũng là chỗ sinh hoạt như tiếp khách hay ăn uống.
Một điểm đáng chú ý là trong giai đoạn này là những căn nhà ống thường được cơi nới mở rộng do nhu cầu sử dụng gia tăng. Nhưng nhìn chung, nhà ống vẫn giữ nguyên hình dáng dài, hẹp của mình.
Nhà ống Việt Nam - cải tiến theo thời đại
Bước tiếp giai đoạn phát triển của đất nước về kinh tế và xã hội, những ngôi nhà ống đã được cải tiến sao cho phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của chủ nhân.
Những ngôi nhà ống bắt đầu có bước thay đổi lớn. Phần sân rộng phía trước được trưng dụng triệt để. Sự thay đổi này kéo theo luôn sự thay đổi lớn trong sinh hoạt. Nhà vệ sinh đã được đưa và phòng ngủ. Nhà bếp đã có không gian riêng biệt, khá rộng rãi đủ để nấu nướng và ngồi dùng cơm. Sự thay đổi thứ hai là ở mái ngói. Mái bằng được chọn để thay thế cho mái tôn và mái ngói. Với kết cấu này, ngôi nhà đã được lên thêm nhiều tầng. Nhà ống mái bằng cũng đỡ dột hơn khi sử dụng mái tôn hay mái ngói.
Nhà ống Việt Nam được cải thiện theo mục đích sử dụng. (Ảnh: Internet)
Áp dụng những cải tiến mới để phát huy tối đa công năng nên các không gian của nhà ống hiện đại được phân chia rõ ràng. Bố trí có đặc điểm chung là: khu phục vụ như vệ sinh, bếp và cầu thang lên trên mái được đặt ở giữa để lại hai buồng sử dụng ở hai đầu. Hành lang giao thông có chức năng nối liền các không gian với nhau đặt về một phía ở tường bên. Tấm tường bên này giáp với khu vườn nên được mở cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên vào các khoảng không.
Nhà ống Việt Nam – bước ra phố
Thời kỳ đánh dấu nhà ống Việt Nam có những thay đổi nhanh chóng về hình dáng cũng như kỹ thuật xây dựng. Trước tiên là khu vực mặt tiền của nhà ống. Sự “ái cổ” “hoài cổ” diễn ra sâu sắc. Nguyên không gian mặt tiền được sắp đặt thêm hệ thống cột chỉ để trang trí chứ không có tác dụng kỹ thuật là chịu lực cho ngôi nhà. Cột nhà được trang trí theo lối tự biên tự diễn. Giới chuyên gia đánh giá sự thay đổi này chỉ là đi ngược lại với quá khứ mà thôi.
Điểm đặc biệt đáng chú ý thời gian này là sự gia tăng chiều cao của các ngôi nhà ống. Không còn giới hạn một tầng mà là bốn, năm tầng. Có lẽ nó xuất phát từ nhu cầu sử dụng nhiều không gian riêng hơn. Nhưng sự thay đổi này phải trả giá bằng việc khoảng không gian vỉa hè bị mất đi. Khoảng không gian thông gió bị xóa sổ vĩnh viễn. Tầng một hầu như là để kinh doanh khiến đường mất vỉa hè. Người đi bộ phải tràn xuống cả lòng đường để di chuyển.
Khoảng sân trước quan trọng của nhà ống Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Kientrucvietas.com nhận thấy rằng nhà ống Việt Nam hiện tại đã mất đi khoảng sân truyền thống. Ánh sáng cũng như không khí dường như không còn lối để vào nhà. Phải chăng chúng ta đang đi vào ngõ cụt của kiến trúc khi sinh hoạt bằng ánh sáng và không khí nhân tạo?
Theo Lyhocdongphuong