Kiến trúc tân cổ điển: Những nét đẹp trường tồn với thời gian
Phong cách kiến trúc tân cổ điển mang những nét đẹp trường tồn với thời gian dài ở các nước phát triển trên thế giới như Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Phần Lan,... Đến nay với vẻ đẹp cổ điển sang trọng, phong cách này vẫn được ưa chuộng và trở thành một xu hướng thiết kế hiện đại. Thiết kế kiến trúc phong cách tân cổ điển đang làm mưa làm gió những năm gần đây, chiếm trọn trái tim của các nhà kiến trúc sư bởi vẻ đẹp “lai Tây” của phong cách này, từ hoa văn, đường nét uốn lượn cho đến màu sắc và cách bố trí nội thất, không thể chê vào đâu được.
Sự xuất hiện của kiến trúc tân cổ điển
Phong cách kiến trúc tân cổ điển xuất hiện vào giữa thế kỷ 18. Đây là loại kiến trúc này rất thịnh hành ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19.
Kiến trúc tân cổ điển mang nét đẹp trường tồn với thời gian - Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, NewYork, Mỹ (Ảnh: Pixabay)
Ở Việt Nam, kiến trúc tân cổ điển xuất hiện trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược trước năm 1945. Đa phần các công trình công cộng lớn ở Hà Nội đều được xây dựng theo phong cách Tân cổ điển với các đặc trưng về bố cục không gian – hình khối và tính chất trang trí mang đậm tinh thần cổ điển. Các công trình kiến trúc công cộng ấy là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong di sản kiến trúc Pháp thuộc ở Hà Nội, có giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về mặt lịch sử – văn hoá.
Những đường nét thiết kế của kiến trúc tân cổ điển
Xét về mặt kiến trúc, trào lưu phong cách tân cổ điển có những nét tương đồng với kiến trúc cổ điển và kiến trúc Phục hưng bao gồm tính trật tự và giản đơn. Về mặt nghệ thuật, trào lưu này được khuôn mẫu theo những tác phẩm của thế giới cổ điển.
Công trình kiến trúc tân cổ điển bề thế, nguy nga (Ảnh: Pixabay)
Ở mỗi nước, phong cách tân cổ điển mang một sắc thái khác nhau nhưng đều có điểm chung là phục hưng những nguyên tắc và giá trị chuẩn mực của kiến trúc cổ điển Hy Lạp, La Mã cổ đại. Điều đó được thể hiện trước hết ở phần thiết kế mặt tiền của kiến trúc từ các chi tiết cột trụ Doric tạo thế đứng mạnh mẽ, mang nét chắc khỏe nâng đỡ khối mái của sảnh. Cộng thêm là những chi tiết gờ, phào chỉ mềm mại được gia công tỉ mỉ tạo giúp cho công trình trở nên bề thế, thể hiện sự nguy nga, tráng lệ và thể hiện uy lực của chủ nhà.
Các hoa văn điêu khắc được tinh giảm (Ảnh: Pixabay)
Các hoa văn điêu khắc được tinh giảm, ánh sáng được tăng lên, chiều và góc nhìn được mở rộng. Các tác phẩm điêu khắc phù điêu là các điểm nhấn được đặt trên bề mặt phẳng và có xu hướng hạn chế khung, hoa văn trong những trụ gạch dạng viên hoặc các mảng tường. Hình khối kiến trúc cân đối và được biến tấu đa dạng hơn về không gian để phù hợp với từng chức năng sử dụng. Màu sắc thường sử dụng cho các kiến trúc này là các gam màu sáng hoặc trầm ấm như màu đá, màu vàng sáng, màu kem, trắng, xanh nhạt, xám…
Không gian vườn trong kiến trúc tân cổ điển
Đối với các kiến trúc nhà được thiết kế theo phong cách tân cổ điển thì vườn là yếu tố không thể thiếu. Các khu vườn này có chức năng tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà đồng thời nó cũng góp phần tạo không gian sinh thái xanh mát, trong lành đem lại lợi ích thư giãn cho đời sống gia chủ. Do đó, các khu vườn này cần được sắp xếp một cách hài hòa, hợp lý. Thông thường để giúp cho ngôi nhà được thoáng mát người ta thường thiết kế khuôn viên vườn ở hướng Nam hoặc Đông Nam. Ở những khu vườn này, tùy theo ý thích của gia chủ mà có thể trồng các loại cây, hoa khác nhau.
Biệt thự tân cổ điển 2 tầng (Ảnh: Pixabay)
Lâu đài tân cổ điển ở Đức (Ảnh: Pixabay)
Biệt thự 2 tầng tân cổ điển với màu cam nổi bật (Ảnh: Pixabay)
Ô cửa trắng sơn xanh đặc trưng (Ảnh: Pixabay)
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc gì về xây dựng và thiết kế nhà ở theo phong cách kiến trúc tân cổ điển này thì hãy liên hệ ngay với kientrucvietas.com để được các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm tư vấn cụ thể nhé.
Theo Dantri