Kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã làm thay đổi lịch sử thế giới như thế nào?
Được đánh giá là “cái nôi của nền văn minh nhân loại”, di sản mà Hy Lạp cổ đại để lại cho thế giới ngoài các giá trị tinh thần thì không thể không nhắc tới lối kiến trúc cổ điển hình. Trải qua 3000 năm, kiến trúc Hy Lạp cổ đại với những đường nét, phong cách đặc trưng vẫn còn có sức ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thiết kế và xây dựng nhiều công trình trên khắp thế giới. Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu một số kiến trúc Hy Lạp cổ đại đặc sắc đã làm thay đổi lịch sử thế giới như thế nào nhé!
Đền thờ
Nhắc đến kiến trúc Hy Lạp, hầu hết cấu trúc đầu tiên mà mọi người nghĩ tới chính là đền thờ. Ở Hy Lạp cổ đại có rất nhiều loại đền thờ với lối thiết kế và xây dựng khác nhau. Sự phân chia này phụ thuộc vào dạng thức của cột trụ được sử dụng cho công trình, bao gồm cột Doric, cột Ionic và cột Corinthian.
Những ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gạch, bùn và gỗ, dùng để thờ cúng và tôn vinh các vị thần. Thời kỳ này những ngôi đền có cấu trúc hình chữ nhật đơn giản, cho đến tận thế kỉ thứ 8 TCN, khi người Hy Lạp dùng thêm sỏi làm vật liệu xây dựng, thiết kế đền thờ mới có một số thay đổi tuy nhiên không đáng kể.
Đền thờ Parthenon xây dựng theo thức cột Doric (Ảnh: P.A.B)
Thức cột Doric với thiết lập kiên cố, vững chắc được sử dụng phổ biến nhất thời kỳ này. Cho đến nay, lối thiết kế này vẫn có thể nhìn thấy rõ qua một số công trình như các di tích ở Sicily hay đền Parthenon ở Athens,…
Trái ngược với vẻ kiên cố của thức cột Doric, thức cột Ionic và Corinthian mang vẻ nhẹ nhàng, mảnh mai, lộng lẫy và giàu tính trang trí hơn.
Nhà hát
Đời sống văn hóa tinh thần là một khía cạnh được ngươi Hy Lạp cổ đại đặc biệt quan tâm, bởi thế mà ý tưởng về việc xây dựng các nhà hát sớm ra đời và được hiện thực hóa. Thời kỳ này, các nhà hát được xây với diện tích lớn và đặt ở ngoài trời, nhằm phục vụ cho các buổi trình diễn nghệ thuật hay hòa nhạc. Cấu trúc nhà hát gồm 3 phần: Chỗ ngồi, không gian tròn và sân khấu. Ghế ngồi được sắp xếp theo hình bậc thang, cho nên khán giả dù ngồi ở xa vẫn có thể nhìn rõ màn biểu diễn.
Nhà hát theo kiến trúc Hy Lạp cổ đại (Ảnh: P.A.B)
Các Bouleuterion
Đây là các tòa nhà dân sự, phục vụ mục đích hội họp của cộng đồng dân cư Hy Lạp cổ đại. Người dân sẽ tập trung tại các Bouleuterion để thảo luận và cùng giải quyết các vấn đề chung. Nét đặc trưng trong cấu trúc của các tòa nhà này là việc xếp đặt các loa xung quanh chỗ ngồi, nhờ đó mà mọi người đều có thể nghe rõ các lời phát biểu, bàn luận.
Sân vận động
Là nơi khai sinh ra thế vận hội, cho nên sân vận động chắc chắn là công trình tiêu biểu cho kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Trước khi đưa ra ý tưởng về các trò chơi trong thế vận hội Olympic, sân vận động ban đầu chỉ tổ chức cuộc thi chạy nước rút đơn thuần, đường đua chính là chiều dài của sân vận động đó.
Cấu trúc sân vận động (Ảnh: P.A.B)
Đài phun nước
Thời Hy Lạp cổ đại, đài phun nước thường được xây dựng tại các tụ điểm công cộng như một cách để trang trí và làm đẹp thêm không gian chung, đồng thời cũng là nơi cung cấp nguồn nước sạch cho nhiều người dân sống ở khu vực đó.
Đài phun nước (Ảnh: P.A.B)
Cho đến nay, dù nhiều kiến trúc hiện đại ra đời với phong cách độc đáo, đầy mới mẻ và sáng tạo, nhưng không vì thế mà kiến trúc Hy Lạp cổ đại mất đi vị thế vốn có của mình. Ngược lại, nó vẫn là một trong những biểu tượng hùng hồn của nghệ thuật kiến trúc thế giới, khiến ai ai cũng phải ngưỡng mộ và bi cuốn hút mỗi khi ngắm nhìn. Nét đẹp cổ điển cũng như những trầm tích lịch sử hàm chứa trong các công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại ấy chắc chắn sẽ còn được lưu giữ và khắc ghi mãi cùng thời gian.
Documentarytube