Tìm hiểu về Kiến trúc Gothic cùng kientrucvietas.com
Vào khoảng thế kỷ 12, kiến trúc Gothic được người ta biết đến đầu tiên ở châu Âu trong đó nhiều nhất là ở Pháp với sự bí ẩn và mới mẻ. Hầu hết kiến trúc này đều dành cho thiết kế nhà thờ, và vào thời điểm ấy, Gothic còn được coi là một khái niệm “man rợ và kinh dị”. Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu về kiến trúc Gothic và những nét độc đáo của lối kiến trúc trong bài viết này nhé.
Kiến trúc Gothic được người ta biết đến đầu tiên ở châu Âu trong đó nhiều nhất là ở Pháp vào khoảng thế kỳ 12 (Ảnh: Pixabay)
Kiến trúc Gothic là gì?
Có nguồn gốc từ nửa sau thời kỳ Trung Cổ Tây Âu, kiến trúc Gothic gắn liền với các công trình nhờ thờ lớn, các thánh đường lộng lẫy và có mặt cả trong số ít các công trình dân dụng. Điều đặc biệt của kiến trúc Gothic khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ là không có một công trình Gothic nào lại giống hệt nhau, mỗi công trình sẽ mang một vẻ đẹp đặc trưng riêng nhưng vẫn dựa trên một nền tảng Gothic thống nhất.
Có một điều ít người biết đến, Gothic trước đó đã được biết đến là tác phẩm của những kẻ mọi rợ, do nó được khởi đầu từ người Pháp, mà thời kỳ đó, trong mắt người La Mã, những người sống tại vùng Île-de-France đều là những kẻ mọi rợ. Gothic cũng bị người Ý lúc bấy giờ coi như là một kết quả của sự đoạn tuyệt với những kỹ thuật xây dựng và thẩm mỹ của Hy Lạp - La Mã.
Tuy nhiên, sau này các nhà khảo cổ và sử gia nghệ thuật đã chỉ ra rằng Gothic là sự phát triển nối tiếp và mở rộng của kiến trúc Roman chứ không phải là một sự đoạn tuyệt.
Bạn có thể tìm thấy nhiều nhất các công trình Kiến trúc Gothic ở vùng Île-de-France và Haute Picardie vào thế kỷ XII. Hoặc phía Bắc sông Loire, phía Nam sông Loire và châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ XVI vào một số ít các quốc gia khác vào thế kỷ XVII. Và phong cách này phát triển thành "tân Gothic" vào thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
(Ảnh: Pixabay)
Lịch sử kiến trúc Gothic
Kiến trúc Gothic ra đời khoảng năm 1200 sau Công Nguyên - sau thời kì kiến trúc Roman và được tìm nhiều nhất ở vùng Haute Picardie. Thời đại đó, Gothic bắt đầu được người châu Âu sử dụng nhiều trong việc xây dựng nhà thờ và cung điện. Bạn có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữ 2 lối kiến trúc Trung Cổ, trong khi kiến trúc Roma được xây dựng theo kiểu vòm cong tròn, ít cửa sổ và kích thước cửa sổ nhỏ thì kiến trúc Gothic lại thiên về kiểu vòm nhọn, cửa sổ được mở ra nhiều hơn với kích thước lớn hơn.
Các thời kỳ phát triển của kiến trúc Gothic
+ Gothic sơ kỳ: Bắt đầu vào khoảng thế kỷ XII
+ Gothic cổ điển: Bắt đầu năm 1190 – 1230
+ Gothic ánh sang: Bắt đầu vào khoảng 1230 - khoảng 1350
+ Gothic rực cháy: Bắt đầu vào khoảng thế kỷ XV-XVI.
+ Gothic Phục Hưng: Phong cách Gothic vẫn phát triển ở Pháp nhưng có sự pha trộn giữa kiến trúc Gothic và phong cách trang trí thời Phục Hưng. Tiêu biểu là công trình kiến trúc nhà thờ Saint-Étienne du Mont ở Paris.
+ Gothic Hưng Thịnh: Bắt đầu từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng khắp Châu Âu trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ và trường đại học cho đến tận thế kỷ 20.
Nhà thờ Đức Bà Paris - Pháp mang đặc trưng kiến trúc Gothic (Ảnh: Pixabay)
Các đặc trưng của kiến trúc Gothic
Nhà thờ Gothic thường có chiều cao hơn hẳn các nhà thờ theo kiến trúc La Mã trước đó - khoảng từ 38-42m. Trong đó tháp lấy ánh sáng cao 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng 8-12m. Kiến trúc Gothic chọn mặt chính của nhà thờ là mặt đứng phía Tây và tuân theo các chế định từ dưới lên trên.
Kiến trúc Gothic được chia làm ba phần tương ứng với ba tầng:
+ Phần dưới cùng: Chính là cửa, thường có ba hốc cửa rất sâu, có thể chiếm hẳn một bước nhà.
+ Phần giữa ở chính giữa: Thường có cửa sổ tròn to bằng kính màu được thiết kế như những bông hoa hồng.
+ Phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông.
Kết cấu nhà thờ Gothic được đánh giá là một trong những sáng tạo mang tính đột phá nhất mang tới cho nhà thờ những nét đẹp lộng lẫy vượt xa các kiến trúc phát triển cao như La Mã cổ đại.
Chúng ta có thể nhận thấy, nhà thờ Gothic có hệ thống kết cấu không gian lớn, sử dụng khung chịu lực với phần kết cấu chịu lực được phân biệt rõ với phần kết cấu ngăn cách.
Hệ thống kết cấu nhà thời Gothic bao gồm các phần chính được tính từ phần đổ mái xuống: vòm mái hình múi có sống, cuộn nhọn, cột và cuộn bay. Chính hệ thống này đã giúp tạo ra những không gian rộng lớn, khoáng đạt bao phủ lấy phần nội thất nhẹ nhàng, tinh tế tràn ngập ánh sáng.
Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc Gothic còn sử dụng vòm mái bằng hình chữ nhật, giúp cho việc xử lý kiến trúc vòm có múi đơn giản hơn rất nhiều so với kiến trúc mái cong hai chiều phức tạp trước đó. Đây chính là điều khác biệt khiến cho hệ thống kết cấu của vòm Gothic không còn có sự gắn bó nào với kết cấu của kiến trúc La Mã cổ đại. Và tính chất cách tân của kiến trúc này có được là nhờ những cuộn nhọn được ảnh hưởng từ kiến trúc phía Đông, mái vòm có bốn cuộn nhọn có múi đỡ.
Không chỉ áp dụng cho các nhà thờ mà kiến trúc Gothic còn được áp dụng cả cho công trình của trường đại học Wellesley, bang Massachusetts, Mỹ (Ảnh: galined.com)
Kiến trúc mái nhà thờ Gothic được chia ra các loại:
+ Vòm có sống bốn múi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật
+ Vòm có sống sáu múi có hình chiếu hình chữ nhật
+ Vòm có nhiều sống và nhiều múi
+ Vòm có sống bốn mũi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật
+ Vòm có sống sáu mũi có hình chiếu hình chữ nhật
+ Vòm có nhiều sống và nhiều múi hình sao có mặt chiếu hình chữ nhật (đây là sản phẩm của kiến trúc Gothic hậu kỳ khá phức tạp), bốn chân vòm của kiến trúc truyền tải xuống cột và một phần của tải trọng xuống cuốn bay.
Cuốn bay chính là một thành phần rất quan trọng của hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic. Nó có tác dụng gánh bớt trọng lượng cho cột tải trọng của vòm từ đó làm giảm tiết diện của cột kiến cho công trình có thể mở cửa sổ lớn được và làm cho đường nét kiến trúc trông thanh thoát hơn.
Cho đến tận ngày nay, kiến trúc Gothic vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi, một trường phái cho rằng nó là kết quả của sự đoạn tuyệt với những kỹ thuật xây dựng và thẩm mỹ của Hy Lạp - La Mã. Trong khi một trường phái khác lại khẳng định nó chỉ là sự tiếp nỗi và mở rộng của kiến trúc La Mã mà thôi. Dù kết quả có ra sao thì chúng ta cũng không thể phủ nhận sự độc đáo của kiến trúc Gothic, giúp cho nhân loại có thêm nhiều công trình tráng lệ, đạt đến độ thẩm mỹ cao vượt xa cả thẩm mỹ La Mã.
Theo Designs