Nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa - những điều cần biết

Tháng mười một 27,2016 02:49 Sáng

Kiến trúc Trung Hoa được xem là hình ảnh thu nhỏ cho cả một nền văn hóa, lịch sử Trung Quốc và nó cũng thể hiện được những nét đặc trưng, tiêu biểu của khu vực quốc gia. Nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa chính là ví dụ nổi bật đại diện cho kiến trúc phương Đông cổ đại, quý vị có thể nhận ra được nét tinh xảo ngay từ các công trình xây dựng có từ thời tiền sử và cả đến ngày nay qua những nội dung mà kientrucvietas.com trình bày ngay sau đây.

Kiến trúc Trung Hoa tinh xảo trong từng chi tiết (Ảnh: P.A.B)

Nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa thời sơ khai

Tình thế chiến tranh xâm lược, tranh giành lãnh thổ là nguyên nhân dẫn tới số lượng công trình kiến trúc trong nước còn sót lại khá ít trước thời vua Minh trị vì (1368-1644). Lý do khác đó là các công trình không đủ độ vững chắc do phần lớn nguyên liệu làm từ gỗ. Tuy nhiên, có thể thấy các chậu đồng, cửa hang, lăng mộ và những tấm đá phiến cổ xưa là minh chứng cho sự hưng thịnh của nghệ thuật kiến trúc dưới thời nhà Hán (202 trước Công nguyên đến 220 Công nguyên) và Vạn Lý Trường Thành là công trình vững chắc còn tồn tại đến hôm nay. Sự gia tăng các hoạt động thiên về khảo cổ học dần làm nền cho khối nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa kể từ năm 1949 cho đến nay. Ngôi làng từ thời kỳ đồ đá gần Banpo đã được phát hiện trong lần khám phá năm 1952 gần Tây An. Người ta dùng mùn để xây tường nhà với 2 hình dạng tròn và hình chữ nhật. Các công trình xây dựng đều được thi công theo hướng Nam nhằm tránh gió phía Bắc thổi về.

Vạn Lý Trường Thành- công trình biểu tượng của Trung Quốc (Ảnh: holidayphotoweebly)

Thành tố trong kiến trúc xây dựng

Từ thuở sơ khai của thời kỳ đồ đá thì đã hình thành nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa. Người ta không xây tường ngăn nữa mà chừa khoảng không gian để nâng đỡ mái nhà. Tường nhà thành ra chỉ có mỗi chức năng che chắn bao quanh. Dù nóc nhà theo lối kiến trúc Trung Hoa đã phát triển vào thời nhà Thương (1523 đến 1027 trước Công nguyên) hoặc thời nhà Chu (1027-256 trước Công nguyên) nhưng đặc điểm kiến trúc vẫn chưa được tiết lộ cho đến khi đời nhà Hán kế vị. Dần sau này kiểu kiến trúc nóc nhà Trung Hoa trở nên khác biệt và mang nét đặc trưng riêng: thanh tao, nhã nhặn với phần mái nhô ra hay mái hiên lộn ngược lên trên.

Mái nhà nhô ra và cong lên tạo nét riêng, khó hòa lẫn vào bất kì lối kiến trúc nào (Ảnh: Internet)

Kiến trúc mặt sàn tầng trệt

Đặc trưng kiến trúc mặt sàn tầng trệt có cơ hội phát triển dưới triều đại nhà Hán và giữ nguyên hiện trạng lối kiến trúc ấy xuyên suốt qua nhiều thế kỷ cũng như ứng dụng kiểu mặt sàn tầng trệt vào các cung điện, chùa chiền ở cả Trung Hoa và Nhật Bản. Được bao bọc bởi tường chắn, công trình phức hợp được xây dựng quanh trục giữa và có cổng chào ở lối vào. Nằm phía sau đó là hành lang chung và nhiều khu vực riêng tư kín đáo. Mỗi đơn vị nhà được thiết kế thêm sân nhà cùng một khu vườn đi kèm. Dựa trên kiến trúc vườn thượng uyển, những khu vườn nhà ở sớm trở thành yếu tố đặc trưng riêng biệt của hình thức nghệ thuật và lối kiến trúc phức hợp bao quanh. Khu thượng uyển được bày trí trong sơ đồ rõ ràng với khu nghỉ ngơi, phần hiên che dôi ra ngoài, ao nước.

Một vườn thượng uyển thường thấy ((Ảnh: P.A.B)

Đền Trung Hoa

Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, sự gia nhập của Phật giáo vào Trung Hoa không để lại ảnh hưởng mạnh mẽ cho phong cách nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa. Dù rằng số lượng công trình được xây dựng đáng kể nhưng đền chùa vẫn tiếp tục xây dựng theo phong cách truyền thống tự nhiên. Kiểu công trình Phật giáo đặc trưng được nhắc tới sau đây là chùa chiền, xuất nguồn từ đại bảo tháp Ấn Độ. Khá nhiều công trình chùa chiền xây từ thế kỷ VI vẫn còn tồn tại đến giờ. Dưới thời nhà Đường (618-906) chùa chiền có hình dạng đơn giản, cấu trúc hình vuông, sau đó được cải biến công phu, trau chuốt tỉ mỉ cả về hình dạng lẫn trang trí.

Ở thế kỷ XI, loại chùa chiền đặc trưng được dựng lên tại khu vực lãnh thổ nhà Liêu. Được xây với 3 tầng khác nhau bao gồm phần chân, phần thân và phần đỉnh chóp, công trình nhà chùa được bao phủ bởi hình chóp. Bản thiết kế gồm tám cạnh, do ảnh hưởng từ Phật giáo Mật tông mà sơ đồ vũ trụ học là tám điểm chứ không là bốn. Và chùa Trắng ở Chengde là một trong những kiến trúc nhà Liêu nổi tiếng.

Tượng phật nổi tiếng ở Chengdu (Ảnh: P.A.B)

Kiến trúc khởi sắc từ vương triều nhà Đường trở về sau

Nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa vẫn lưu giữ những đặc điểm cơ bản đã phát triển từ thời nhà Hán trong xuyên suốt đời nhà Đường mặc dù đã xuất hiện các kĩ thuật tân thời và xu hướng trang hoàng bằng những vật dụng xa xỉ. Dù cho công trình xây dựng làm từ gỗ không tồn tại lâu nhưng trong ý niệm con người vẫn còn sự hiện hữu của chúng, đặc biệt là nhóm nghệ nhân dưới thời nhà Đường.


Những công trình ảnh hưởng bởi kiến trúc Trung Hoa hiện còn tồn tại ở Nhật đã cho thấy sự tiến triển của kĩ xảo trong việc xây dựng các tòa nhà Trung Quốc, điển hình là tu viện Horyuji vào thế kỉ VII và tu viện Toshodai-ji vào thế kỷ VIII. Còn lâu đài hoàng gia ở Namjing- thủ phủ của thời nhà Minh đến năm 1421 thì sót lại không nhiều những điểm kiến trúc nổi bật.

Tử Cấm Thành

Bắc Kinh trở thành thủ phủ của Trung Quốc sau năm 1421 và tập hợp các công trình xây dựng được nhắc tới như một thành tựu nổi bật với tên gọi Tử Cấm Thành. Bao quanh sân chính bên trong và các khoảnh sân nhỏ hơn là lối đi, hành lang, sân thượng và cửa ngõ tráng lệ. Tường và đá hoa trắng đối diện với mái vòm tráng men, ngói điểm màu sắc còn các đồ vật bằng gỗ được tô màu, sơn mài và mạ vàng nhằm tạo hiệu ứng giàu có sang trọng. Có tiếng trong quần thể tòa nhà là Đàn thờ Trời, cấu trúc hình tròn ở trên bệ có ba phần được bao quanh bởi phần mái 3 tầng được phủ bởi lớp ngói sơn bóng loáng màu xanh da trời.

Tử Cấm Thành đồ sộ cả về quy mô lẫn kiến trúc (Ảnh: P.A.B)

Phong cách hiện đại tân thời

Từ cuối thế kỷ XIX, người Hoa đã đưa phong cách kiến trúc phương Tây du nhập vào Trung Quốc. Chịu sự quản chế của bộ luật Cộng sản, người Hoa mô phỏng công trình kiến trúc hiện đại Xô viết. Xu hướng hiện đại mang tính quy mô lớn, hữu dụng  và chỉ có các chi tiết trên khung cửa sổ và cửa chính trong công trình kiến trúc mang nét truyền thống.

Nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa nổi danh khắp thế giới và hiện nó vẫn đang xuất hiện dày đặc trên các công trình không chỉ riêng ở trong mà còn ở ngoài nước. Những kiến thức mà kientrucvietas.com đã điểm qua ở trên hứa hẹn sẽ là cẩm nang kiến trúc danh cho những quý khách có niềm đam mê, ham thích với nghệ thuật kiến trúc quốc tế.

Theo Encyclopedia



Các bài viết khác

Tìm hiểu những đặc điểm của kiến trúc Vườn Trung Quốc

Tìm hiểu những đặc điểm của kiến trúc Vườn Trung Quốc

Kiến trúc vườn Trung Quốc là khái niệm chỉ những khu vườn nghệ thuật được xây dựng để tái tạo cảnh quan, thiên nhiên phục vụ cho tham quan, du lịch.
Khám phá những công trình kiến trúc đẹp nhất Trung Quốc

Khám phá những công trình kiến trúc đẹp nhất Trung Quốc

Cùng Kiến trúc VietAS chiêm ngưỡng sự đồ sộ, độc đáo và tinh xảo vô cùng nổi tiếng của những công trình kiến trúc đẹp nhất Trung Quốc.
Những công trình kỳ lạ nhất tại Trung Quốc

Những công trình kỳ lạ nhất tại Trung Quốc

Những công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc với hình dáng “cái quần”, “đồng tiền” hay “quả trứng” đã được xây dựng tại Trung Quốc trong thời gian gần đây.
3 kiến trúc cung điện Trung Hoa nổi tiếng nhất

3 kiến trúc cung điện Trung Hoa nổi tiếng nhất

Từ xa xưa, cung điện đã trở thành một kiến trúc đặc trưng cho tín ngưỡng, văn hóa Trung Hoa, đồng thời là biểu tượng cho giới hoàng gia, cầm quyền ở đất nước này.
Các công trình kiến trúc đặc sắc của Trung Quốc

Các công trình kiến trúc đặc sắc của Trung Quốc

Trong thế kỉ thứ 20, với sự bùng nổ về kinh tế và lĩnh vực xây dựng, Trung Quốc đã có rất nhiều công trình kiến trúc hoành tráng đồ sộ được xây dựng.
Kiến trúc Phật giáo Trung Hoa – kho tàng nghệ thuật nhân loại

Kiến trúc Phật giáo Trung Hoa – kho tàng nghệ thuật nhân loại

Kiến trúc Phật giáo Trung Hoa được coi là một kho tàng nghệ thuật tuyệt vời, là nơi kết hợp của thư pháp Trung Quốc và các tác phẩm điêu khắc và hội họa Trung Quốc.

Tư vấn kích thước cột hiên

E đang xây nhà ạ. E muốn nhờ kts tư vấn kích thước 2 cột hiên trước nhà. Nhà e ngang rộng 11.5m sâu 10m ạ Chiều cao của trần và sảnh = nhau là 4m. E tính để chiều rông cột là 40.40. Rất mang đc...

Tư vấn thiết kế nhà gỗ cổ miền Trung

Tư vấn thiết kế nhà gỗ xưa của miền Trung.

Sửa nhà cũ

Tôi muốn tư vấn sử nhà diện tích khoảng 60m2.

Hỏi về chiều cao cột nhà

Xin chào! Hiện tại mình đang xây dựng nhà cấp 4 mái thái ngan 5 x18 .sảnh trước hình vòng cung.cho mình hỏi với diện tích trên thì cột sảnh cao bao nhiêu là vừa? Va chiều cao các cột trong nhà?(...

Tư vấn xây nhà mái thái 2 tầng diện tích đất 10x20m

Chào Kiến trúc sư! Hiện nay em co nhu cầu xây dựng 1 căn nhà ở nên muốn nhờ anh tư vấn một ti về xây dựng nhà ở. Em có manh đất 10x20 m2. Em muốn xây dựng nhà 2 tầng mái thái. Tầng 1: 1...

Cột sảnh mặt tiền

Nhờ kts tư vấn giúp mình về cột sảnh mặt tiền nhà cấp 4 với ạ. Mình đã lên được phương án thiết kế (có ảnh kèm theo) tuy nhiên mình hơi băn khoăn vì: Thứ nhất, nếu nhìn chính diện cột sảnh che mất...