Kiến trúc hiện đại bản địa Việt Nam
Kiến trúc hiện đại bản địa Việt Nam được manh nha hình thành từ những năm 1960. Bắt nguồn từ xu hướng ảnh hưởng kiến trúc Nhật Bản, khoảng thời gian này, kiến trúc Việt Nam đã đặt những viên gạch đầu tiên cho hành trình xây dựng một lối kiến trúc mang đậm bản sắc bản địa người Việt. Kientrucvietas.com sẽ cùng chia sẻ thêm một số thông tin hữu ích cho xu hướng này.
Kỹ Tây – hồn Nhật: châm ngôn của kiến trúc Nhật Bản
Kiến trúc Nhật Bản là là kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Nó gần gũi với cuộc sống của con người. Và mục đích lớn lao luôn là xây dựng để sử dụng. Tuy bước vào giai đoạn phát triển không ngừng thì những công trình kiến trúc cũng không quá xa rời thực tế. Trái lại, nó là những công trình có kiến trúc độc đáo, hiện đại. Và quan trọng, ở mỗi công trình đều có những đặc trưng của lối mỹ thuật phương Đông.
Tòa nhà chọc trời hình tháp đôi ở Tokyo. (Ảnh: P.A.B)
Nhật Bản đưa văn hóa của dân tộc vào từng kiến trúc, rồi mới ứng dụng kỹ thuật của phương Tây để xây dựng. Có thể nói công trình kiến trúc Nhật Bản là sự kết hợp tinh hoa của Á và Âu. Một số công trình tiêu biểu như:
- Các công trình của kiến trúc sư Kenzo Tange. Ông là nhà thiết kế kiến trúc tiên phong đã thành công đưa bản sắc Nhật Bản vào kiến trúc mới. Các công trình nổi bật: Khu tưởng niệm Hiroshima, Toà thị chính Karaiusi, Nhà thi đấu Olympic Tokyo, Nhà thờ Saint-Mary, Triển lãm Osaka…
- Các công trình của kiến trúc sư Fumihiko Maki – thế hệ kiến trúc sư vàng Nhật Bản. Các công trình nổi bật: Toà nhà Tepia, Cung thể dục thể thao trung tâm Tokyo…
- Các công trình của kiến trúc sư Tadao Ando – thế hệ kiến trúc sư hiện tại. Các công trình nổi bật: Nhà dãy Sumiyoshi, Nhà thờ trên mặt nước, Nhà thờ Ánh sáng, Nhà triển lãm Nhật Bản…
Kiến trúc hiện đại Nhật Bản (Ảnh: P.A.B)
Đặc điểm của kiến trúc hiện đại bản địa Việt Nam
Khi xu hướng này bắt đầu lan rộng khắp mọi nơi, Việt Nam cũng là bắt kịp theo xu hướng "kiến trúc hiện đại bản địa". Thế hệ những kiến trúc sư ưu tú của Việt Nam năm 1960 là người khởi xướng cho xu thế ảnh hưởng của lối kiến trúc này. Bắt nguồn từ miền Bắc năm 1960, sau đó là miền Nam vào năm 1975. Ở Việt Nam, xu hướng này có tên gọi là "kiến trúc hiện đại nhiệt đới hoá". Có nghĩa là: những nguyên tắc cốt lõi về tỷ lệ, sử dụng vật liệu địa phương, về bố cục hình khối chặt chẽ theo công năng, điều kiện địa hình và thời tiết khí hậu địa phương... được đưa vào kiến trúc hiện đại. Giới chuyên gia lúc bấy giờ đánh giá xu hướng này là một trong những đường đi mới đúng đắn, và nhận định rằng nó có nhiều triển vọng để phát triển cho cả tương lai.
Xem xét các công trình kiến trúc hiện đại của Việt Nam có thể nhận thấy sự ứng dụng hiệu quả xu hướng này. Việc xử lý không gian, hay chọn họa tiết sao phù hợp với đặc điểm khí hậu, cũng như là nét thẩm mỹ bản địa đã đạt được sự phù hợp và mang lại hiệu quả. Những kiến trúc được xây dựng mang hình hài quen thuộc nhưng lại mới lạ. Cảm giác không chỉ là thân thuộc, gần gũi mà còn là thích thú.
Kiến trúc hiện đại Việt Nam ở Sài Gòn. (Ảnh: P.A.B)
Việc ứng dụng vẫn đang diễn tuy chưa có tính hệ thống. Tuy nhiên, qua thêm nhiều thử nghiệm xu hướng này sẽ có cơ hội hình thành rõ nét hơn để kiến trúc Việt Nam tìm được bản sắc bản địa của riêng mình. Một loạt các kiến trúc được hình thành khẳng định cho sự giao thoa của cuộc sống con người và hệ môi trường sinh thái xung quanh. Nhiều nhà kiến trúc sư hy vọng, với xu hướng này, nếu được đầu tư thích đáng, ắt hẳn nó sẽ có khả năng trở thành xu hướng sáng tạo chính thống được ứng dụng rộng rãi trong thời gian tới.
Kiến trúc hiện đại bản địa Việt Nam đang có những bước chuyển mình đáng kể. Kientrucvietas.com thiết nghĩ, việc học hỏi, ứng dụng những xu hướng mới, phù hợp với bản địa cùng với sự sáng tạo sẽ mang lại những bản sắc riêng độc đáo khó bị pha trộn, lai căng. Điều này hoàn toàn nên được cổ vũ khích lệ nhiệt tình trong kiến trúc cũng như các lĩnh vực khác.
Theo Ashui