Các thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất của phong cách kiến trúc cổ Thái Lan

Tháng mười hai 25,2016 12:49 Chiều

Những quốc gia sống trong khu vực Đông Nam của Châu Á tuy có chung nền văn minh lúa nước, nền văn hóa kiến trúc có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có một lịch sử văn hóa kiến trúc riêng biệt và độc đáo. Thái Lan là một quốc gia như vậy. Nền kiến trúc cổ Thái Lan rất độc đáo và được phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Hãy cùng kientrucvietas.com điểm qua các thời kỳ kiến trúc Thái Lan.

Kiến trúc phong cách Xukhôthai (thế kỷ XIII – XV)

Kiến trúc kỳ vĩ cổ xưa của Thái Lan  (Ảnh: P.A.B)

Đây là phong cách kiến trúc vào thời kỳ mở đầu của nhà nước Xukhôthai, nhà nước độc lập đầu tiên của người Thái vào năm 1240. Đây là phong cách kiến trúc cổ Thái Lan được đánh giá rất cao là giai đoạn phát triển nghệ thuật tiêu biểu và độc đáo nhất của người Thái. Kiến trúc ở thời kì này, người Thái đã tiếp thu những di sản của nền nghệ thuật người Môn và người Kh’me được phát triển ở những giai đoạn trước, đồng thời kết hợp với nghệ thuật Ấn Độ để hình thành nên nền nghệ thuật độc đáo của riêng người Thái. Trong nền kiến trúc này, nghệ thuật điêu khắc đã đạt tới trình độ hoàn thiện cao hơn, được thưc hiện với nhiều loại chất liệu: đồng, đá, đất nung và vôi vữa. Người Thái đã tiếp thu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau để tạo ra một phong cách sáng tạo riêng đối với các tượng Phật. Ở giai đoạn này, kiến trúc của người Thái đã xuất hiện một số dạng kiến trúc tháp (Chedi) rất tiêu biểu, nổi bật nhất cho loại tháp này là công trình tháp lớn của chùa Vat Mahathat ở trung tâm đô thị Xukhôthai và tháp lớn ở Vat Chedi Chéttheu ở Sisatchamalai.

Kiến trúc phong cách Lana hay Chiang sẻn (thế kỷ XI – XVIII)

Tượng xưa trong phong cách kiến trúc cổ Thái Lan (Ảnh: P.A.B)

Song song với sự phát triển của Xukhôthai thì ở miền Bắc Thái Lan đã hình thành vương quốc Lana mà trung tâm là Chiêng Mai đã mở ra một thời kỳ tiếp thu và phát triển truyền thống nghệ thuật Môn Hariphunxay. Thông qua sự kết hợp với Xukhôthai, nghệ thuật Srivijai cũng để lại nhiều dấu ấn ở miền Bắc Thái Lan như trường hợp chùa tháp Vat Pasăk ở Chiêng sẻn do vua Saen Phu xây vào đầu thế kỷ XIV.

Kiến trúc phong cách Uthong (thế kỷ XII – XV)

Cùng thời với sự phát triển của kiến trúc Lana ở phía Bắc, thì tại miền Trung Thái Lan, kiến trúc Xukhôthai cũng được phát triển theo một phong cách mới mang tên kiến trúc Uthong. Phong cách chung của giai đoạn kiến trúc cổ Thái Lan này được phát triển trên cơ sở tổng hợp hai yếu tố đã có từ trước ở miền Trung Thái Lan là phong cách Đvaravati và phong cách Lôpburi. Về cơ bản, kiến trúc Uthong cũng dựa trên những hình tượng của Đạo Phật và các tác phẩm tiêu biểu cũng là những tượng Phật.

Cung điện nguy nga, tráng lệ với kiến trúc đặc sắc tại Thái Lan (Ảnh: P.A.B)

Về kiến trúc của thời kỳ nghệ thuật uthong cũng rất đa dạng, có loại được kết hợp giữa các phong cách Xukhôthai và Srivijai như ngôi đền Pra Mahathat ở Chainat, hoặc có kiểu bắt nguồn từ dạng đền tháp của Kh’me như công trình chính của khu đền Vat Pra Siratana ở Lôpburi.

Ngoài ra, kiến trúc cổ Thái Lan còn được phát triển qua các thời kỳ khác nhưng đây là 3 thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất. Ngày nay, với sự kế thừa và phát huy truyền thống thì Thái Lan đã trở thành một quốc gia với nền kiến trúc vô cùng độc đáo.

Theo Vnexpress



Các bài viết khác

Thành cổ Ayutthaya - Một thời vang bóng

Thành cổ Ayutthaya - Một thời vang bóng

Thành phố Ayuttayaa từng là thủ đô của người Xiêm trong khoảng thời gian 417 năm. Nơi đây được xem như là một bằng chứng hùng hồn cho một thời quá khứ huy hoàng của Thái Lan.
Grand Palace - Kiến trúc cổ độc đáo tại Bangkok Thái Lan

Grand Palace - Kiến trúc cổ độc đáo tại Bangkok Thái Lan

Grand Palace hay còn được gọi là Cung điện Hoàng gia Thái, nằm bên bờ sông Chao Phraya thuộc thành phố cổ của Bangkok.
Khám phá 10 ngôi đền có kiến trúc độc đáo nhất Thái Lan

Khám phá 10 ngôi đền có kiến trúc độc đáo nhất Thái Lan

Thái Lan được biết đến là quốc gia của Phật giáo với rất nhiều ngôi chùa cổ kính có kiến trúc độc đáo được xây dựng từ hàng nghìn năm trước.
Chùa Wat Xieng Thong ở LuangPrabang

Chùa Wat Xieng Thong ở LuangPrabang

Chùa Wat Xieng Thong  là ngôi chùa cổ và quan trọng bậc nhất thành LuangPrabang, cố đô của đất nước Triệu Voi bên dòng Mekong thơ mộng.
Kiến trúc phật giáo Thái Lan – tinh hoa nghệ thuật Nước Phật áo vàng

Kiến trúc phật giáo Thái Lan – tinh hoa nghệ thuật Nước Phật...

Thái Lan được mệnh danh là “Nước Phật áo vàng” vì có tới 95% dân số theo đạo Phật và 2 vạn 7 ngàn ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau.
Sự khác nhau giữa nhà truyền thống Thái Lan và Việt Nam

Sự khác nhau giữa nhà truyền thống Thái Lan và Việt Nam

Lối kiến trúc nhà tuyền thống Thái Lan có những nét tương đồng với nhà của các quốc gia khác trong cùng khu vực Đông Nam Á.

Tư vấn kích thước cột hiên

E đang xây nhà ạ. E muốn nhờ kts tư vấn kích thước 2 cột hiên trước nhà. Nhà e ngang rộng 11.5m sâu 10m ạ Chiều cao của trần và sảnh = nhau là 4m. E tính để chiều rông cột là 40.40. Rất mang đc...

Tư vấn thiết kế nhà gỗ cổ miền Trung

Tư vấn thiết kế nhà gỗ xưa của miền Trung.

Sửa nhà cũ

Tôi muốn tư vấn sử nhà diện tích khoảng 60m2.

Hỏi về chiều cao cột nhà

Xin chào! Hiện tại mình đang xây dựng nhà cấp 4 mái thái ngan 5 x18 .sảnh trước hình vòng cung.cho mình hỏi với diện tích trên thì cột sảnh cao bao nhiêu là vừa? Va chiều cao các cột trong nhà?(...

Tư vấn xây nhà mái thái 2 tầng diện tích đất 10x20m

Chào Kiến trúc sư! Hiện nay em co nhu cầu xây dựng 1 căn nhà ở nên muốn nhờ anh tư vấn một ti về xây dựng nhà ở. Em có manh đất 10x20 m2. Em muốn xây dựng nhà 2 tầng mái thái. Tầng 1: 1...

Cột sảnh mặt tiền

Nhờ kts tư vấn giúp mình về cột sảnh mặt tiền nhà cấp 4 với ạ. Mình đã lên được phương án thiết kế (có ảnh kèm theo) tuy nhiên mình hơi băn khoăn vì: Thứ nhất, nếu nhìn chính diện cột sảnh che mất...