11 Công trình kiến trúc xanh có tầm ảnh hưởng nhất thế giới
Bê tông là loại vật liệu chính dùng trong nghành xây dựng hiện nay. Từ những ngôi nhà nhỏ đến các tòa nhà chung cư, tầm quan trọng của bê tông cốt thép với cuộc sống đô thị hiện đại là không thể phủ nhận. Nhưng chính việc sản xuất vật liệu bê tông đã thải hàng tấn CO2 mỗi năm khí hậu nóng lên. Có nhiều cách để sử dụng vật liệu xanh thay thế bê tông và tác động tới môi trường thấp hơn. Hãy cùng kientrucvietas.com khám phá 11 công trình kiến trúc xanh trên thế giới.
Courtesy của Đại học British
Trung tâm Nghiên cứu tương tác trên tính bền vững, Vancouver, BC, Canada
Là một trong những tòa nhà xanh nhất thế giới. Nơi đây được coi như " phòng thí nghiệm sống ", tòa nhà tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên, trung lập khí nhà kính, và xử lý tại chỗ các chất thải rắn và lỏng.
Cảnh quan xanh mát vô cùng thích mắt tại đại học British (Ảnh: Internet)
Sohrabji Godrej Building
Sohrabji Godrej Building là trung tâm kinh doanh ở Hyderabad, Ấn Độ
Được khánh thành vào năm 2004. Nó có khả năng thu thập nước mưa dựa trên ánh sáng tự nhiên, tận dụng năng lượng mặt trời và tiêu thụ ít năng lượng hơn so với 55 phần trăm một cấu trúc thông thường.
Sohrabji Godrej Building với khả năng tận dụng lượng nước mưa hữu hiệu (Ảnh: Internet)
Sweetwater Creek State Park, Mỹ
Công trình này đã chứng minh rằng công trình kiến trúc xanh không chỉ dành cho dân cư thành thị. Với tính năng đặc biệt của mình, công đã làm giảm lượng nước sử dụng đến 77 phần trăm với việc ủ nhà vệ sinh và bồn cầu không dùng nước.
Sweetwater Creek State Park có khả năng giảm lượng nước đến 77 phần trăm (Ảnh: Internet)
Madinat Jumeirah Resort
Madinat Jumeirah Resort nằm ở Dubai, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Khu nghỉ dưỡng được xây dựng dựa trên nguồn cảm hứng lấy từ những nét đẹp hoang sơ của địa phương gợi nhớ một Ả Rập huyền ảo xen kẽ những tháp gió, hàng cọ tỏa bóng giữa lòng thành phố Dubai hiện đại, con sông nhỏ chở trên mình những chiếc thuyền độc mộc mang một không khí rất truyền thống.
Thiết kế mang hơi hướng của một Ả Rập truyền thống (Ảnh: Internet)
Vinhomes Central Park
Lấy cảm hứng từ công viên trung tâm thanh bình của New York hoa lệ, Vinhomes Central Park tọa lạc tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Dự án có diện tích 43,91ha song mật độ xây dựng chỉ chiếm 16%.
Một dự án xanh cảm hứng từ New York hoa lệ (Ảnh: Internet)
Trung tâm được kỳ vọng sẽ trở thành nơi cung cấp oxy cho toàn thành phố. Bao quanh trung tâm là màu xanh ngút ngàn, đặc sắc nhất của trung tâm là công viên ven sông rộng 14ha xen giữa hồ nước cảnh quan tuyệt đẹp.
Sảnh Quadracci tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật Milwaukee (Mỹ)
Đây là công trình đặc sắc được thiết kế bởi kiến trúc sư Tây Ban Nha Santiago Calatrava với hình cánh chim trắng khổng lồ. Cánh của công trình có thể mở ra và đóng lại để che cho cao ốc khỏi bị nắng nóng.
Cánh chim trắng khổng lồ ấn tượng tại Sảnh Quadracci ((Ảnh: Internet)
Dự án Eden
Tọa lạc tại Cornwall (Anh) của Eden Trust, điểm đặc biệt của dự án là được mái vòm bao phủ làm từ ETFE (Ethylene Tetra Fluoro Ethylene, một loại nhựa chống ăn mòn cao), có cho xì hơi hay bơm lên để điều chỉnh mức độ cách ly phù hợp với nhiệt độ bên ngoài.
Dự án Eden có hình thù như những quả bóng nước độc đáo (Ảnh: Internet)
Trụ sở Cảng Portland
Trụ sở của cảng sân bay quốc tế Portland (Mỹ) đang lên kế hoạch bảo vệ tài nguyên bằng cách dùng vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng, phục hồi và sử dụng hữu hiệu nguồn nước. Đáng quan tâm nhất là nước thải từ cảng sẽ đi thẳng ra hệ thống Máy Sinh hoạt (Living Machine), được lọc lại để dội toilet, sưởi ấm và giải nhiệt cho cao ốc.
Trụ sở của cảng sân bay quốc tế Portland có hệ thống xử lý nước thải đặc biệt (Ảnh: Internet)
Văn phòng của SAP America
SAP America là một chi nhánh của hãng dịch vụ và ứng dụng giải pháp phần mềm kinh doanh. Văn phòng này sử dụng hệ thống phân phối không khí ở dưới sàn để tiết kiệm năng lượng. Máy cảm biến đo ánh sáng ban ngày được dùng để điều khiển hệ thống chiếu sáng, bên ngoài là tường được gắn kính nhiều gấp 3 lần nhằm cách nhiệt và giảm sự xâm nhập của tia cực tím.
Để ngăn tia cực tím SAP America được gắn kính rất dày (Ảnh: Internet)
Trường Chartwell
Trường Chartwell chuyên dạy cho trẻ em các kỹ năng ngôn ngữ tọa lạc tại bang California (Mỹ). Để sử dụng các nguồn năng lượng một cách hữu hiệu nhất, trường Chartwell có một hệ thống bể với sức chứa 34.020 lít nước mưa, làm ngưng tụ sương mù nhằm phục vụ các hoạt động giáo dục, tưới tiêu và dội toilet.
Môi trường xanh thân thiện (Ảnh: Internet)
Nhà kính Công nương xứ Wales
Ban đầu nhà kính này được gọi là Công nương Augusta, tới năm 1987, nhà kính được đổi tên thành công nương Diana của xứ Wales.
Khu vực nhiệt đới khô nằm trong công trình nhà kính Công nương xứ Wales (Ảnh: Internet)
Đây là nhà kính phức tạp nhất ở Kew do kiến trúc sư Gordon Wilson thiết kế, sử dụng 10 máy tính kiểm soát các khu vực khí hậu dưới một mái nhà. Khu vực “nhiệt đới khô” đại diện cho những vùng ấm, nóng và khô cằn trên thế giới. “Vùng nhiệt đới ẩm ướt” đại diện cho các nơi có độ ẩm cao với các loại thực vật, hệ sinh thái rừng nhiệt đới và đầm lầy ngập mặn.
11 công trình kiến trúc xanh vừa kể trên là đại diện cho những sáng tạo và tận dụng triệt để mọi nguồn nguyên liệu tự nhiên của con người. Không phải ngẫu nhiên mà những công trình này lại mang một tầm vóc ảnh hưởng đáng kể đến thế giới, chính sự thân thiện tuyệt đối với môi trường đã khiến chúng được nhiều người cũng như thiên nhiên yêu quý.
Theo Grist