Những công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam được đánh giá cao nhất

Tháng mười 29,2016 03:50 Chiều

Kiến trúc xanh ở Việt Nam vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ và chưa được phổ biến. M.House, Bamboo Wing,  Lam cafe... là những công trình kiến trúc xanh đẹp nhất được trao giải thưởng bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Cùng Kientrucvietas.com điểm lại những công trình xanh ở Việt Nam nổi tiếng bởi sự thân thiện với môi trường

M.House, Thiên An, Thành phố Huế

M.House là công trình được cải tạo từ căn nhà cũ từ năm 1992 theo dạng nhà ống.

Không gian xanh mát thoáng đãng (Ảnh: Internet)

Được thiết kế giật cấp, tạo bóng đổ bản thân che nắng cho công trình, công trình đã được các kiến trúc sư tận dụng vị trí hướng Tây Bắc của ngôi nhà. Công trình có một hồ nước nhân tạo 50m2 kết hợp với hệ thống phun sương trước mặt tiền. Mái bằng được chắn nắng bởi giàn lưới kết hợp dây leo. Các lam chắn nắng có thể điều chỉnh. Từng được nhận giải thưởng Kiến trúc Việt Nam năm 2008. M.House mất khoảng 14.000 USD cho chi phí cải tạo.

Bamboo Wing, khu nghỉ dưỡng Flamingo, Đại Lải - Vĩnh Phúc

Nhà hàng Tre - Bamboo Wing được thiết kế dựa trên ý tưởng cánh chim hạc vùng đất Tổ. Bốn mươi mốt khung tre được kết cấu một cách linh hoạt hài hòa theo những đường cong tạo thành vầng trăng bán nguyệt ôm hồ nước mênh mang phía trước.

Bamboo Wing giản dị và mộc mạc với vật liệu chính từ tre nứa (Ảnh: Internet)

Tính thân thiện với môi trường và hồn quê Việt biểu hiện rõ ở mái lợp bằng cây vọt, khung kết cấu tre (tầm vông). Công trình loại bỏ hoàn toàn bê tông cốt thép. Công trình này từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế do nhóm kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thực hiện.

Trường THCS và THPT Phan Chu Trinh, xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Cụm trường THCS và THPT Phan Chu Trinh có tổng diện tích sàn hơn 6.560m2, tọa lạc tại khu đất khoảng 5.300m2, trường có tối đa 5 tầng để không vượt quá chiều cao của cây cối xung quanh.

Ngôi trường đạt chuẩn quốc gia (Ảnh: Internet)

Được tạo thành một khối địa lý có độ dốc hài hòa với khoảng sân xung quanh, công trình xanh này tránh gây cho ta cảm giác như một phiến đá lạnh cứng rắn đột ngột xuất hiện.

Công trình được thiết kế để bảo vệ giáo viên và học sinh khỏi ánh nắng trực tiếp của mặt trời và tạo ra hệ thống thông gió tự nhiên cho khu hành lang. Không gian nửa bên ngoài được kết nối  với tất cả các phòng học giúp học sinh và giáo viên có thể trao đổi sau những giờ học căng thẳng. Đây là một trong những kiến trúc xanh ở Việt Nam đáng chú í nhất.

Lam Cafe, thành phố Nha Trang

Lam Café được xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển của Nhật với đặc trưng chính là sự tối giản, tao nhã và thanh lịch. Những thanh gỗ ghép lại cùng mái che bằng rơm tạo nên nét mộc mạc. Không gian quán vô cùng rộng rãi được chia thành nhiều khu, mỗi khu lại có mục đích nhưng tất cả đều mang đến cảm giác thanh thoát, thoải mái. Công trình Lam Cafe do KTS Nguyễn Hòa Hiệp và Nguyễn Quý Nhơn (TP Hồ Chí Minh) thực hiện.

Lam cafe với thiết kế độc đáo (Ảnh: Internet)

Bên trong của công trình lại mang phong cách gần gũi, là nơi lý tưởng cho các cuộc họp mặt, chuyện trò của các nhóm bạn trẻ. Khu sân vườn Lam Café lại mang đến một không gian tươi mới, đầy màu sắc và khí trời mát dịu.

Nhà cộng đồng thôn suối Rè, Lương Sơn, Hòa Bình

Công trình cộng đồng thôn suối Rè, Lương Sơn, Hòa Bình do nhóm kiến trúc sư  Hoàng Thúc Hào và Nguyễn Duy Thanh cùng cộng sự ở văn phòng kiến trúc hoàn thành cuối năm 2010. Công trình là sự kế thừa cấu trúc nhà 5 gian Bắc Bộ, lại phảng phất hình ảnh nếp nhà sàn Mường.

Công trình vô cùng giản dị và thanh thoát (Ảnh: Internet)

Công trình được xây dựng trên vị trí phong thủy đắc địa, thế tựa sơn. Có thể tránh lũ quét, gió bão, mặt hướng ra thung lũng. Cấu trúc không gian tổng thể theo lớp. Công trình được thiết kế một cách tối giản, tiết kiệm, sử dụng hoàn toàn vật liệu địa phương sẵn có theo nguyên tắc: Thống nhất trong tương phản đa dạng.

Phía dưới công trình có đất đá đất nặng che chắn.Để tạo sự ấm cúng, cân bằng tầng trệt được xây bằng đá gồ ghề, thô, kết hợp cửa tre, trúc,. Tầng trên là đất nâu mịn, kèo tre, lợp lá nhẹ phía trên.

Các công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam đều có đặc điểm chung là lợi dụng thế đất phong thủy đắc địa, sử dụng vật liệu có sẵn của địa phương cùng nền tảng văn hóa có sẵn để tạo không gian xanh thoáng mát, dễ chịu và thân thiện với môi trường.

 Theo Ngoisao 

 

 

 

 



Các bài viết khác

Thiết kế biệt thự vườn Bali phong cách nhiệt đới cho không gian sống yên bình, an lạc

Thiết kế biệt thự vườn Bali phong cách nhiệt đới cho không...

Thiết kế biệt thự vườn Bali phong cách nhiệt đới Á Đông tận dụng tối đa quang cảnh thiên nhiên sẵn có cho không gian sống xanh thơ mộng nhưng bình an và thư thái tuyệt đối.
Những ngộ nhận về kiến trúc xanh hiện nay

Những ngộ nhận về kiến trúc xanh hiện nay

Ô nhiễm và nhu cầu về điều kiện sống đã khiến kiến trúc xanh trở thành xu hướng tất yếu trong thế kỷ 21 nhằm ngăn chặn sự hủy hoại môi trường.
Tòa nhà ACROS Fukuoka – Biểu tượng của kiến trúc xanh Nhật Bản

Tòa nhà ACROS Fukuoka – Biểu tượng của kiến trúc xanh Nhật Bản

Tòa nhà ACROS Fukuoka được xây dựng tại thành phố Fukuoka, với một thiết kế rất đặc biệt.
Tòa nhà văn phòng theo kiến trúc không gian xanh tại Pháp

Tòa nhà văn phòng theo kiến trúc không gian xanh tại Pháp

Đưa không gian xanh vào kiến trúc đã và đang trở thành một xu hướng thiết kế lý tưởng, cùng Kientrucvietas  tìm hiểu về kiến trúc không gian xanh tại Pháp.
Giải pháp kiến trúc xanh cho trái đất xanh

Giải pháp kiến trúc xanh cho trái đất xanh

Kiến trúc xanh đang là xu hướng xây dựng trên toàn thế giới. Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu những giải pháp kiến trúc xanh nhé.
5 tiêu chí kiến trúc xanh Việt Nam

5 tiêu chí kiến trúc xanh Việt Nam

Trong lĩnh vực xây dựng, các kiến trúc sư đã thiết kế theo 5 tiêu chí kiến trúc xanh Việt Nam để tạo ra những công trình tối ưu với điều kiện môi trường.