Lịch sử kiến trúc Trung Hoa

Tháng mười 12,2016 11:56 Sáng

Kiến trúc Trung Hoa là một phong cách kiến trúc được hình thành ở Đông Á qua nhiều thế kỷ. Qua thời gian lịch sử kiến trúc Trung Hoa không thay đổi về nguyên tắc kết cấu mà chỉ thay đổi các hoạt tiết trang trí. Kể từ triều đại nhà Đường, kiến trúc Trung Quốc đã có một ảnh hưởng lớn đến phong cách kiến trúc của Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Hãy cùng kientrucvietas.com tìm hiểu về lịch sử kiến trúc Trung Hoa lâu đời này.

Tổng quan về lịch sử kiến trúc Trung Hoa 

Từ những di vật cổ như văn học, đồ họa, gương…Trung Quốc đã chứng minh được sức ảnh hưởng kiến trúc xây dựng nguyên bản vẫn lưu giữ từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Trong những khu vực rộng lớn từ Trung Quốc đến Turkistan Nhật Bản, từ Mãn Châu đến nửa phía Bắc của Đông Dương đều bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

Từ thời nguyên thủy đến thời nhà Hán, kỹ thuật xây nhà bằng gỗ đã dần dần được cải thiện và hoàn thiện. Họ cũng biết làm thế nào để đắp gạch và xây nhà bằng đá. Nhiều kiến trúc Phật giáo được xây dựng sau đó. Trong suốt triều đại nhà Tùy và nhà Đường, các ứng dụng trên gạch đã trở nên phổ biến hơn.


Hang đá Mạc Cao (Ảnh: P.A.B)

Thời kỳ nhà Tống là một thời điểm quan trọng cho kiến trúc Trung Hoa cổ đại. Quy mô của các tòa nhà trong thời nhà Tống nói chung nhỏ hơn trong triều đại nhà Đường. Tuy nhiên, chúng rất đẹp và đa dạng. Có rất nhiều loại nhà có mô hình phức tạp như cung điện, gian hàng, các tòa nhà cao tầng và sân thượng.

Trong thời nhà Nguyên nhiều ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng và nhà thờ Hồi giáo đã được xây dựng. Nghệ thuật kiến trúc của Phật giáo Tây Tạng và Hồi giáo đã gây ảnh hưởng trên toàn quốc.

Kiến trúc cổ đại của Trung Quốc đạt tới đỉnh cao vào hai triều đại cuối cùng -Minh và nhà Thanh. Việc sản xuất gạch đã tăng lên rất nhiều. Chất lượng và số lượng của gạch men đã vượt qua bất kỳ triều đại trước đây. Các tòa nhà chính thức được đánh giá bằng tiêu chuẩn hóa.

Phân loại kiến trúc

Thường dân 

Những ngôi nhà của thường dân, thương nhân hoặc nông dân, có xu hướng tập trung theo cụm, trung tâm của nhà sẽ là một bàn thờ cho các vị thần và tổ tiên. Hai bên là phòng ngủ cho người lớn tuổi; hai cánh của nhà dành cho các thành viên ít tuổi hơn, sau đó là phòng khách, phòng ăn và nhà bếp.

Thành cổ Bình Dao (Ảnh: P.A.B)

Mỗi khi có một thành viên trong gia đình ra đời thì cánh cửa bên lại được ở rộng tạo thành một ngôi nhà hình chữ U, với một khoảng sân rộng lớn thích hợp cho công việc đồng áng.

Cung điện 

Có một số tính năng kiến trúc mà chỉ các Hoàng đế Trung Hoa mới được sử dụng. Chẳng hạn như việc sử dụng mái ngói màu vàng, hầu hết các tòa nhà trong Tử Cấm Thành được tô điểm bằng ngói vàng.

Tử Cấm Thành (Ảnh: P.A.B)

Trong các đền thờ, chỉ sử dụng ngói màu xanh để tượng trưng cho bầu trời. Những mái nhà cong cong như một dấu ngoặc, các cột gỗ được sơn đỏ và trang trí thêm những chi tiết rồng phượng uốn lượn.

Kiến trúc Phật giáo 

Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc được xây theo phong cách hoàng gia. Một tu viện Phật giáo lớn thường có một sảnh trước, một hồ sen có tượng Phật Bà Quan Âm, một chánh điện trang trọng ở giữa, hai bên là các vị thần hộ pháp.


Cửu hoàng sơn (Ảnh: Internet)

Phòng ở cho tăng ni được đặt ở hai bên. Đôi khi trong những ngôi chùa có thờ xá lợi của Đức Phật Gautama, nổi tiếng Nhất là Chùa Phổ Ninh và Chùa Phổ Đà được xây vào thế kỷ thứ 18.

Trung Hoa luôn tự hào về nền văn minh oai hùng của chính mình, lịch sử kiến trúc Trung Hoa cũng là cả một quá trình bồi đắp lâu dài khiến cho cả thế giới phải ngả đầu thán phục.

Theo En.wikipedia



Các bài viết khác

Tìm hiểu những đặc điểm của kiến trúc Vườn Trung Quốc

Tìm hiểu những đặc điểm của kiến trúc Vườn Trung Quốc

Kiến trúc vườn Trung Quốc là khái niệm chỉ những khu vườn nghệ thuật được xây dựng để tái tạo cảnh quan, thiên nhiên phục vụ cho tham quan, du lịch.
Khám phá những công trình kiến trúc đẹp nhất Trung Quốc

Khám phá những công trình kiến trúc đẹp nhất Trung Quốc

Cùng Kiến trúc VietAS chiêm ngưỡng sự đồ sộ, độc đáo và tinh xảo vô cùng nổi tiếng của những công trình kiến trúc đẹp nhất Trung Quốc.
Những công trình kỳ lạ nhất tại Trung Quốc

Những công trình kỳ lạ nhất tại Trung Quốc

Những công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc với hình dáng “cái quần”, “đồng tiền” hay “quả trứng” đã được xây dựng tại Trung Quốc trong thời gian gần đây.
3 kiến trúc cung điện Trung Hoa nổi tiếng nhất

3 kiến trúc cung điện Trung Hoa nổi tiếng nhất

Từ xa xưa, cung điện đã trở thành một kiến trúc đặc trưng cho tín ngưỡng, văn hóa Trung Hoa, đồng thời là biểu tượng cho giới hoàng gia, cầm quyền ở đất nước này.
Các công trình kiến trúc đặc sắc của Trung Quốc

Các công trình kiến trúc đặc sắc của Trung Quốc

Trong thế kỉ thứ 20, với sự bùng nổ về kinh tế và lĩnh vực xây dựng, Trung Quốc đã có rất nhiều công trình kiến trúc hoành tráng đồ sộ được xây dựng.
Kiến trúc Phật giáo Trung Hoa – kho tàng nghệ thuật nhân loại

Kiến trúc Phật giáo Trung Hoa – kho tàng nghệ thuật nhân loại

Kiến trúc Phật giáo Trung Hoa được coi là một kho tàng nghệ thuật tuyệt vời, là nơi kết hợp của thư pháp Trung Quốc và các tác phẩm điêu khắc và hội họa Trung Quốc.

Tư vấn kích thước cột hiên

E đang xây nhà ạ. E muốn nhờ kts tư vấn kích thước 2 cột hiên trước nhà. Nhà e ngang rộng 11.5m sâu 10m ạ Chiều cao của trần và sảnh = nhau là 4m. E tính để chiều rông cột là 40.40. Rất mang đc...

Tư vấn thiết kế nhà gỗ cổ miền Trung

Tư vấn thiết kế nhà gỗ xưa của miền Trung.

Sửa nhà cũ

Tôi muốn tư vấn sử nhà diện tích khoảng 60m2.

Hỏi về chiều cao cột nhà

Xin chào! Hiện tại mình đang xây dựng nhà cấp 4 mái thái ngan 5 x18 .sảnh trước hình vòng cung.cho mình hỏi với diện tích trên thì cột sảnh cao bao nhiêu là vừa? Va chiều cao các cột trong nhà?(...

Tư vấn xây nhà mái thái 2 tầng diện tích đất 10x20m

Chào Kiến trúc sư! Hiện nay em co nhu cầu xây dựng 1 căn nhà ở nên muốn nhờ anh tư vấn một ti về xây dựng nhà ở. Em có manh đất 10x20 m2. Em muốn xây dựng nhà 2 tầng mái thái. Tầng 1: 1...

Cột sảnh mặt tiền

Nhờ kts tư vấn giúp mình về cột sảnh mặt tiền nhà cấp 4 với ạ. Mình đã lên được phương án thiết kế (có ảnh kèm theo) tuy nhiên mình hơi băn khoăn vì: Thứ nhất, nếu nhìn chính diện cột sảnh che mất...