Nếu làm đủ, thủ tục xây nhà mới của người Việt phải là 13 chứ không phải như bây giờ đâu

Tháng tư 11,2018 02:12 Chiều

Người Việt xưa quan niệm làm nhà mới là một trong ba việc quan trọng nhất của đời người. Và để hoàn thiện được nó cũng nhờ thần linh, ông bà “che chở”. Vì vậy, thủ tục xây nhà mới của người Việt cổ từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất có rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, cẩn thận vừa để thể hiện sự tôn kính vừa bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

 

Đạo lý uống nước nhớ nguồn

Theo quan điểm của Kiến trúc VietAS, một quốc gia không thể tồn tại nếu không có chủ quyền; một dân tộc không thể tồn tại nếu không có đặc trưng văn hóa riêng. Xét ở góc độ này, những thủ tục xây nhà mới của người Việt xưa là một trong số những phong tục văn hóa tâm linh đẹp, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, luôn khát khao cuộc sống hạnh phúc. Nó cũng răn dạy con cháu sống phải “biết trước, biết sau”.

Khi xã hội tân tiến, nhiều nghi thức cúng bái lỗi thời đã dần mất đi hoặc làm đơn giản hơn; nhưng việc giữ gìn và bảo tồn (ít nhất trên văn bản) những gì cha ông truyền lại là việc cần thiết cho thế hệ mai sau.

Kiến trúc VietAS không trình bày lan man mà xin chia sẻ luôn 13 nghi thức cúng lễ khi làm nhà mới của người Việt trước đây. Hy vọng đọc xong quý vị sẽ hiểu vì sao chúng tôi lại nói như vậy.

 

1. Lễ bình cơ

Lễ bình cơ là nghi lễ gia chủ tạ ơn thần linh vì đã “phù hộ” cho mình chọn hoặc tậu được mảnh đất tốt để xây nhà. Sau lễ cúng này gia chủ mới bắt đầu dọn dẹp khu đất và mời thợ đến để bàn việc làm nhà mới.

Chọn được mảnh đất đẹp để xây nhà cần hội tụ nhiều yếu tố (Ảnh: Kientrucvietas.com) 

2. Lễ trúc cơ

Lễ trúc cơ là lễ bắt đầu đắp nền nhà.

Trước đây các gia chủ phải tự đào đất đắp nền nhà, ngày nay dùng máy móc (Ảnh: Truyenhinhbaclieu) 

3. Lễ động thổ

Lễ động thổ được tiến hành trước lễ khởi công. Gia chủ sắm mâm lễ vật tùy tâm, thường gồm hương, hoa, rượu, quả, tiền vàng, rượu, thịt, xôi nếp, gà luộc, gạo, muối…Kê mâm lễ vật lên đôn cao đặt tại mảnh đất xây nhà để làm lễ. Sau khi tàn hương, gia chủ vái tạ, hóa tiền vàng rồi mang muối, gạo rắc ở bốn phía khu đất; sau đó cầm cuốc cuốc mất nhát đất tượng trưng để mở đầu cho việc chuẩn bị thi công đào móng.

Lễ động thổ vẫn là 1 trong những nghi thức xây nhà mới quan trọng ngày nay (Ảnh: Kientrucvietas.com)

4. Lễ khởi công hay lễ phạt mộc

Lễ khởi công hay lễ phạt mộc là nghi lễ gia chủ làm hai mâm cúng, một để cúng tổ tiên và thổ thần, một để cúng tổ sư thợ mộc.

Sau lễ này, người thợ mộc sẽ cầm chiếc rìu chặt 3 nhát vào cây gỗ được chọn làm cột cái cho căn nhà để tượng trưng. Còn thợ cả xác định kích thước của ngôi nhà vào một thanh tre gọi là rui mực (lên rui mực), sào nhà hay thước tầm. Sau các công đoạn này, nhóm thợ mới bắt đầu cưa xẻ gỗ để làm nhà.

Tiến hành khởi công của thời hiện đại (Ảnh: Kientrucvietas.com) 

5. Lễ định tảng hay lễ định táng

Lễ định tảng là lễ đổ nền nhà và xác định vị trí để đặt các cục đá kê chân cột nhà.

Xác định vị trí đặt cục đá kê chân cột nhà cũng cần làm lễ (Ảnh: langmoda) 

6. Lễ tàng giá hay lễ sàn vài

Lễ tàng giá là lễ lắp, ráp thử một vài cột nhà xem đã vừa và phù hợp chưa. Nếu cột nào chưa khớp sẽ sửa lại.

 

7. Lễ cất nóc hay lễ gác đòn dông

Cùng với lễ động thổ, lễ cất nóc là một trong những nghi lễ làm nhà quan trọng nhất của người Việt mà cho tới nay vẫn còn được duy trì.

Theo phong tục, chủ nhà chọn ngày tốt rồi nhờ một người nào đó trong thân tộc có nhiều phước đức, tài lộc, vợ chồng song toàn, đông con nhiều cháu, làm ăn phát đạt… để gác đòn dông lên gian giữa nhà. Trong suốt quá trình làm lễ, người ta buộc 2 cành lá thiên tuế, một vài tấm vải lụa hồng hoặc đỏ có hình bát quái, một quyển lịch Âm hoặc 1 quyển sách chữ Nho để cầu mong sau này gia trạch thịnh vượng, tiền tài, công danh thăng tiến, sự nghiệp học hành thuận lợi.

Lễ cất nóc, lễ gác đòn dông (Ảnh: doananhquoc.com) 

8. Lễ cái ốc

Lễ cái ốc là lễ bắt đầu lợp nhà.

Lợp nhà cho biệt thự 1 tầng kiểu Mỹ ở Hòa Bình (Ảnh: Kientrucvietas.com)

 

9. Lễ nhập trạch hay lễ an thổ

Lễ nhập trạch là lễ do gia chủ làm để kính báo lên ông bà, tổ tiên biết rằng ngôi nhà mới mình xây đã hoàn thành. Trong các lễ vật cúng nhập trạch có gạo rang trộn với nước để rắc vào bốn góc nhà.

 

10. Lễ động sàng

Lễ động sàng là lễ gia chủ làm để xin phép gia tiên, thần linh được dọn về nhà mới và được kê đồ dùng, dụng cụ vào trong nhà.

 

11. Lễ tân gia, lễ lạc thành hay lễ hoàn thành

Lễ tân gia là lễ gia chủ làm để cúng gia tiền rồi gác thước tầm lên hai đầu cột cái của gian chính giữa và mời bà con hàng xóm, họ hàng, bạn bè, người thân gần xa đến dự. Khách khứa được mời đến thường mang theo câu đối, tiền và pháo để chúc mừng gia chủ đã có nhà mới.

Lễ tân gia của biệt thự tân cổ điển 3 tầng ở Thái Nguyên (Ảnh: Kientrucvietas.com) 

 

12. Lễ hoàn công hay lễ trả công thợ

Lễ hoàn công, lễ trả công thợ là lễ duy nhất do thợ tổ chức để cúng Tổ Sư Lỗ Ban và nhận tiền công làm nhà.

Lễ hoàn công được thợ tổ chức để cảm tạ Tổ sư Lỗ Ban (Ảnh: beaufortfinancial.co.uk) 

13. Lễ an cư

Lễ an cư được tiến hành sau khi gia chủ dọn về ở một thời gian. Chủ nhà sẽ sắm mâm lễ vật dâng lên tạ ơn tổ tiên, thổ thần và báo cáo gia đình mình đã dọn về sống ở nhà mới vui vẻ, bình an và làm ăn yên ổn.

 

Kết luận

Các thủ tục xây nhà mới của người Việt xưa áp dụng vào thời các cụ chủ yếu xây nhà gỗ 3 gian, 5 gian, 7 gian với mái ngói, mái nhọn. Thi công thủ công gần như hoàn toàn. Mọi công việc lao động sản xuất phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp, gió, bão…. Có Thiên thời, Địa lợi thì Nhân mới hòa. Do đó, việc thực hiện các nghi thức cúng lễ đối với người xưa là rất quan trọng.

Ngày nay, các hình thái kiến trúc vô cùng đa dạng từ biệt thự phố hiện đại, nhà phố, biệt thự nhà vườn, biệt thự ở nông thôn thấp tầng có, cao tầng có với đủ kiểu mái ngói, mái bằng, mái lệch…; vật liệu cũng không chỉ có gỗ, tre, trúc mà còn có bê tông, cốt thép…; các công đoạn không chỉ có định tảng, cất nóc mà còn có đổ sàn, đổ trần…; việc làm nhà lại được máy móc, công nghệ hỗ trợ nên thi công, xây dựng đơn giản hơn rất nhiều. Con người chủ động hơn trong mọi công việc, số lượng và chất lượng cũng tăng theo.

Theo đó, ngày nay việc áp dụng các nghi thức cúng lễ cũng linh hoạt hơn, đôi khi chỉ mang tính chất thủ tục. Một số nghi thức quan trọng vẫn còn được thực hiện bài bản gồm: lễ động thổ, lễ khởi công, lễ cất nóc, lễ nhập trạch.

Tham khảo: 100 điều cần biết về phong tục thờ cúng của người Việt

> Xem thêm: 



Các bài viết khác

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu chuẩn bị làm nhà

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu...

Nếu bỏ qua các yếu tố phong thủy trong nhà ở như đúng hướng, đối lưu khí, tạo nhiều góc cạnh, gờ nhọn, bài trí lộn xộn thiếu nguyên tắc, bạn nhất định sẽ hối hận.
Các nguyên tắc phong thủy quy hoạch, xây dựng giúp Singapore giàu có thịnh vượng?

Các nguyên tắc phong thủy quy hoạch, xây dựng giúp Singapore...

Nhờ áp dụng các nguyên tắc phong thủy đặc biệt vào quy hoạch và xây dựng đất nước giúp đảo quốc sư tử Singapore vươn lên mạnh mẽ, trở thành con rồng châu Á. 
6 nguyên tắc phong thủy bể cá quan trọng, biết để tài vận hanh thông

6 nguyên tắc phong thủy bể cá quan trọng, biết để tài vận hanh...

Tuân thủ 6 nguyên tắc phong thủy bể cá để không đặt ở những góc chết, tràng khí xấu. Trồng cây cây héo, nuôi cá cá chết, người ở ốm yếu xanh xao gầy mòn.
3 nên 10 tránh trong phong thủy nhà ở, đơn giản ai cũng làm được

3 nên 10 tránh trong phong thủy nhà ở, đơn giản ai cũng làm được

Chỉ cần nhớ 10 điều phong thủy nhà ở nên tránh này là đủ giúp nhà cửa đầy sinh khí. Áp dụng vào thiết kế và xây dựng phù hợp để mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình.
5 nguyên tắc phong thủy cơ bản, nhất định phải biết trước khi xây nhà

5 nguyên tắc phong thủy cơ bản, nhất định phải biết trước khi...

Kiến trúc là vận, phong thủy là linh hồn. Nếu muốn gia trạch muôn đời thịnh vượng, cần tuân thủ 5 nguyên tắc phong thủy này ngay từ khi chọn đất làm nhà.
9 kiêng kị giường ngủ và cách hoá giải giúp đặt giường ngủ đúng phong thủy

9 kiêng kị giường ngủ và cách hoá giải giúp đặt giường ngủ...

Đặt giường ngủ đúng phong thủy không khó nếu ghi nhớ 9 điều kiêng kị dưới đây để gia trạch bình an, không gian hoàn mỹ, yên tâm xây tài.