Phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Tháng mười hai 20,2016 08:16 Sáng

Tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Đây cũng là ngày hội truyền thống lớn nhất trong năm, lưu trữ những phong tục ngày tết tốt đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Hãy cùng kientrucvietas.com điểm qua những nét đẹp ấy.

Tiễn ông táo về trời

Việc tiễn đưa ông Táo về trời là hoạt động đầu tiên trong những ngày cuối năm và cũng là báo hiệu cho một năm mới sắp đến. Theo dân gian, ông Táo là người canh giữ bếp và nắm hết tất cả mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng chạp là ngày ông Táo về trời để báo cáo các hoạt động trong một năm vừa qua của gia chủ đến Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Để ông Táo đi nhanh và báo cáo những điều tốt đẹp, mỗi gia đình càn phải chuẩn bị đầy đủ những lễ vật, bao gồm: Nhang (hương), nến, hoa quả, giấy tiền vàng mã. Lễ tiễn ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện để ông Táo có thể vượt Vũ môn lên gặp Thượng đế. Và ngày ông Táo trở về là chiều ngày 30, tức trước đêm giao thừa.

Phong tục tiễn ông Táo về trời ngày tết (Ảnh: Internet)

Gói bánh chưng, bánh tét

Gói bánh chưng, bánh tét là một phong tục ngày tết không thể thiếu, để nhớ về cội nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở như hạt nếp, no đủ với mọi sự thành công và tốt đẹp. Ở miền Bắc người dân chọn món bánh chưng, còn miền Nam lại chọn bánh tét.

Công việc làm bánh và gói bánh phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi phải có sự hợp tác cùng làm của nhiều người. Đây cũng chính là dịp mà mọi thành viên trong gia đình có cơ hội ngồi lại bên nhau, mỗi người phụ trách một việc, người rửa lá, lau lá, người ngâm gạo, nấu nếp,… Luộc bánh chưng là công đoạn được nhiều người thích nhất. Sau chuỗi hoạt động gói bánh, mọi người có dịp ngồi lại bên nhau quây quần trông nồi bánh, những câu chuyện rôm rả của ngày Tết luyên thuyên cho trọn một đêm ấm áp, sum vầy.

Phong tục gói bánh chưng, bánh tét ngày tết (Ảnh: Internet)

Cây nêu ngày Tết

Ca dao Việt Na có câu nói về phong tục Tết: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Nêu cao tràng pháo bánh chưng xanh." Từ xa xưa, cứ mỗi độ Tết đến, người Việt Nam lại có phong tục dựng cây nêu và coi đây là biểu tượng thiêng liêng xua đuổi ma quỷ, tránh những điều xui xẻo và mang lại may mắn cho năm mới.

Từ 23 tháng chạp, ngoài đình trồng cây nêu cao nhất làng, ngoài chùa trồng cây phướn, các gia đình cũng trồng cây nêu bằng cây tre cao và thẳng nhất của bụi tre nhà mình. Tùy theo địa phương, ở ngọn cây thường treo nhiều thứ như vàng mã, hình cá chép bằng giấy, bầu rượu bện bằng rơm, những chiếc khánh nung nhỏ bằng đất nung… Người xưa tin rằng, những vật treo ở cây nêu cộng thêm tiếng động phát ra từ chiếc khánh đất là dấu hiệu báo cho ma quỷ biết rằng đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…

Cây nêu đem lại sự may mắn và xua đuổi tà ma (Ảnh: Internet)

Cúng Giao thừa

Giao thừa là lúc chứng kiến trời đất gặp nhau, khoảnh khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Theo dân gian, nguồn gốc của phong tục cúng giao thừa này là để tạ ơn Trời Đất. Mâm cỗ cúng Giao thừa gồm: Một con gà luộc nguyên con, bánh mứt, ngũ quả, nến, giấy tiền vàng mã và nhang. Khi đến thời khắc Giao thừa, gia chủ sẽ đặt mâm cúng ở trước sân nhà để thắp nhang cầu mong những điều may mắn, tốt lành và bình an đến với cả nhà trong năm tới.

Mâm cỗ cúng giao thừa ngày Tết (Ảnh: Internet)

Xông nhà, xông đất

Nguyên đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của năm, lúc mọi thứ đều được bắt đầu, mới mẻ và tinh khôi. Do đó, kể từ sau giờ Giao thừa, người nào đặt chân vào nhà mình đầu tiên được là người xông đất, được xem là sứ giả do sự may mắn mang đến. Người được đi xông đất thường là người có tính tình vui vẻ, cởi mở hợp với tuổi của người gia chủ. Những người gia đình có tang cũng kiêng cử, không đến nhà người khác chúc Tết.

Xông đất có thể chọn người từ trước đó và người được chọn sẽ đến vào lúc sớm nhất trong năm. Cũng có người chọn sự ngẫu nhiên trong việc xông nhà để chiêm nghiệm trong năm. Mặc dù mang yếu tố tâm linh, nhưng đa phần mọi người đều tin tưởng bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành.”

Tết là dịp cả gia đình sum họp (Ảnh: Internet)

Chúc tết, mừng tuổi

Ngày Tết chúc nhau những lời chúc tốt đẹp là phong tục ngày tết không thể thiếu. Trẻ con thường được người lớn dạy để chúc những điều tốt lành đến ông bà, cha mẹ, anh chị, người thân quen. Người ta thường chúc nhau sức khỏe, tiền tài, thịnh vượng.

Phong tục mừng tuổi ngày tết đến ông bà, cha mẹ (Ảnh: Internet)

Đi kèm với lời chúc Tết là phong tục mừng tuổi. Đây là phong tục văn hóa ngày tết tốt đẹp của người Việt và nhiều quốc gia trong khu vực, với ý nghĩa lấy may từ những ngày đầu năm mới.

Theo Vnexpress



Các bài viết khác

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu chuẩn bị làm nhà

Các yếu tố phong thủy trong nhà ở quan trọng, đừng bỏ qua nếu...

Nếu bỏ qua các yếu tố phong thủy trong nhà ở như đúng hướng, đối lưu khí, tạo nhiều góc cạnh, gờ nhọn, bài trí lộn xộn thiếu nguyên tắc, bạn nhất định sẽ hối hận.
Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ qua bài viết này

Muốn 'nắm thóp' đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội, đừng bỏ...

A-Z nội dung giúp chủ đầu tư hiểu đơn vị thiết kế nhà uy tín tại Hà Nội như lòng bàn tay - bí kíp chọn mặt gửi vàng để xây nhà hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí.
10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp - Phần 1

10 bước để thiết kế nhà như một Kiến trúc sư chuyên nghiệp -...

10 bước tự thiết kế nhà chuyên nghiệp như một Kiến trúc sư đơn giản hơn bạn nghĩ. Chỉ cần chuẩn bị cho mình 1 chiếc bút, 1 máy tính và 1 tinh thần thật yêu đời.
Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội cho người mới lần đầu

Muốn tư vấn thiết kế nhà ở Hà Nội hiệu quả; đừng sa vào các tiểu tiết. Làm đúng quy trình này bạn sẽ tránh được rắc rối, rủi ro và thiệt hại không cần thiết.
Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất 2023 - bật mí kinh nghiệm chưa chắc bạn biết

Thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất 2023 - bật mí...

Cập nhật thủ tục xin phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất 2023 và bí mật nhỏ giúp bạn giải đáp câu hỏi xây nhà cấp 4 có phải xin phép xây dựng không dễ như ăn phở.
Các cách gia cố nền đất yếu phổ biến nhất

Các cách gia cố nền đất yếu phổ biến nhất

Có nhiều cách gia cố nền đất yếu tùy vào cơ cấu địa chất, điều kiện địa chất thủy văn và yêu cầu tải trọng của từng công trình mà áp dụng. Dưới đây là các cách phổ biến nhất.

Tư vấn kích thước cột hiên

E đang xây nhà ạ. E muốn nhờ kts tư vấn kích thước 2 cột hiên trước nhà. Nhà e ngang rộng 11.5m sâu 10m ạ Chiều cao của trần và sảnh = nhau là 4m. E tính để chiều rông cột là 40.40. Rất mang đc...

Tư vấn thiết kế nhà gỗ cổ miền Trung

Tư vấn thiết kế nhà gỗ xưa của miền Trung.

Hỏi về chiều cao cột nhà

Xin chào! Hiện tại mình đang xây dựng nhà cấp 4 mái thái ngan 5 x18 .sảnh trước hình vòng cung.cho mình hỏi với diện tích trên thì cột sảnh cao bao nhiêu là vừa? Va chiều cao các cột trong nhà?(...

Tư vấn xây nhà mái thái 2 tầng diện tích đất 10x20m

Chào Kiến trúc sư! Hiện nay em co nhu cầu xây dựng 1 căn nhà ở nên muốn nhờ anh tư vấn một ti về xây dựng nhà ở. Em có manh đất 10x20 m2. Em muốn xây dựng nhà 2 tầng mái thái. Tầng 1: 1...

Cột sảnh mặt tiền

Nhờ kts tư vấn giúp mình về cột sảnh mặt tiền nhà cấp 4 với ạ. Mình đã lên được phương án thiết kế (có ảnh kèm theo) tuy nhiên mình hơi băn khoăn vì: Thứ nhất, nếu nhìn chính diện cột sảnh che mất...